Tìm hiểu về Kiểm toán tuân thủ

2024/06/24

TintứcKiểmtoán

Kiểm toán tuân thủ là khái niệm khá quen thuộc với các kiểm toán viên hiện nay. Vậy kiểm toán tuân thủ là gì và mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động này như thế nào?

1. Kiểm toán tuân thủ là gì? Đối tượng của kiểm toán tuân thủ?

Khái niệm kiểm toán tuân thủ và đối tượng của kiểm toán tuân thủ sẽ được giải đáp ngay dưới đây:

1.1. Kiểm toán tuân thủ là gì?

Kiểm toán tuân thủ có thể hiểu đơn giản là việc kiểm toán đánh giá xem đơn vị được kiểm tra có thực sự tuân theo đúng quy chế, nội dung pháp luật hay không. Để làm được điều đó, cần thực hiện đánh giá toàn bộ thông tin, giao dịch, tuân thủ hoạt động xét trên khía cạnh trọng yếu áp dụng với đơn vị được kiểm toán.
Tiêu chí kiểm toán bao gồm: Quy định, luật và các văn bản hướng dẫn về luật, chế độ, quy chế, chính sách cần thực hiện. Ngoài ra, nếu chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết thì kiểm toán có thể kiểm tra sự tuân thủ theo nguyên tắc chung về quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử của công chức.

1.2. Đối tượng của kiểm toán tuân thủ

Hoạt động kiểm toán chia thành kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập. Trong đó, kiểm toán nhà nước với đối tượng là các cơ quan nhà nước, cơ quan tổ chức quản lý, tài sản công. Kiểm toán độc lập với đối tượng là các doanh nghiệp, tổ chức còn lại, không liên quan đến tài sản công, tài chính công. Do đó, đối tượng của kiểm toán tuân thủ là bao gồm 2 nhóm chủ thể trên.

2. Ý nghĩa của kiểm toán tuân thủ

So với kiểm toán hoạt động, các tiêu chuẩn và chuẩn mực để đánh giá thông tin không phức tạp bằng, chúng sẽ được xác định dễ dàng theo các thủ tục và quy tắc kiểm toán.
Kiểm toán tuân thủ được thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp hoặc của các cơ quan quản lý cấp trên. Do đó, kết quả của kiểm toán tuân thủ nói chung sẽ được báo cáo cho người có trách nhiệm trong đơn vị, hoặc cơ quan quản lý cấp trên hơn là phạm vi rộng người sử dụng.
Trong trường hợp việc kiểm toán do một khách hàng, mà không phải đơn vị được kiểm toán có nhu cầu, thì kết quả kiểm toán sẽ được báo cáo cho cơ quan có nhu cầu thuê kiểm toán.

3. Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ

Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ bao gồm:
  • Kiểm toán viên nhà nước sẽ đưa ra ý kiến về việc thực hiện đúng luật, văn bản, quy định và chế độ của các giao dịch, hoạt động, thông tin được kiểm toán xét trên khía cạnh trọng yếu.
  • Trọng tâm của kiểm toán tuân thủ là tính tuân thủ trong hoạt động kiểm toán.
Khi tiến hành kiểm toán tuân thủ, các kiểm toán viên sẽ thu thập toàn bộ tài liệu cần thiết để kiểm tra về việc tuân thủ các điều khoản. Mục đích của hoạt động này là:
  • Xác định các quy định có thể gây sai sót hoặc không tuân thủ pháp luật trong báo cáo của đơn vị được kiểm toán.
  • Kiến nghị các vấn đề không tuân thủ quy định và các vấn đề được phát hiện trong khi kiểm toán.
  • Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật, các quy định giao dịch tài chính, thông tin trong báo cáo tài chính.
Kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán hoạt động nhằm kiểm tra việc tuân thủ pháp luật các quy định, nguyên tắc về quản trị tài chính lành mạnh, từ đó, đánh giá tính hiệu quả các hoạt động giao dịch trong việc thực hiện các dự án của đơn vị được kiểm toán.

4. Nguyên tắc của kiểm toán tuân thủ

Nguyên tắc chung của kiểm toán tuân thủ cũng như các hoạt động kiểm toán khác bao gồm: quá trình đánh giá, thu thập bằng chứng kiểm toán một cách khách quan. Tuy nhiên, kiểm toán tuân thủ sẽ tuân theo hệ thống về sự tuân thủ của nội dung kiểm toán theo quy định hiện hành. Những nguyên tắc cho việc thực hiện kiểm toán tuân thủ như:
  • Nguyên tắc liên quan tới quá trình kiểm toán.
  • Nguyên tắc chung mà kiểm toán Nhà nước cần xem xét trong suốt quá trình kiểm toán.
Các nguyên tắc chung của kiểm toán tuân thủ bao gồm:
  • Đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập: Kiểm toán viên cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp, bao gồm cả tính độc lập trong công việc.
  • Kiểm soát chất lượng kiểm toán: Kiểm toán tuân thủ cần thực hiện các cuộc kiểm soát chất lượng để đảm bảo được tất cả các cuộc kiểm toán đã tuân thủ đúng luật pháp và chuẩn mực kế toán liên quan.
  • Chuyên môn cao và luôn có thái độ hoài nghi khi làm việc: Cụ thể, khi thực hiện hoạt động kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán, báo cáo kiểm toán, các kiểm toán viên luôn phải giữ được thái độ hoài nghi nghề nghiệp, để đảm bảo chất lượng công việc.
Trên đây là một số nội dung tư vấn về kiểm toán tuân thủ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức hữu ích, đặc biệt, hiểu được kiểm toán tuân thủ là gì và các vấn đề pháp lý có liên quan.
Nguồn: https://einvoice.vn/tin-tuc/kiem-toan-tuan-thu-la-gi-muc-tieu-cua-kiem-toan-tuan-thu

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ