Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung-GAAP

2024/06/17

TintứcKếtoán

1. Khái niệm

  • Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung trong tiếng Anh là Generally Accepted Accounting Principles, viết tắt là GAAP.
  • Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung đề cập đến một bộ nguyên tắc, chuẩn mực và qui trình kế toán chung do Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính (FASB) ban hành. Các công ty đại chúng ở Mỹ phải tuân theo GAAP khi kế toán của họ lập báo cáo tài chính.
  • GAAP là sự kết hợp của các tiêu chuẩn có thẩm quyền (được thiết lập bởi các ban chính sách) và các cách thường được chấp nhận để ghi lại và báo cáo thông tin kế toán. GAAP nhằm cải thiện sự rõ ràng, nhất quán và so sánh của việc truyền đạt thông tin tài chính.
  • GAAP có thể tương phản với kế toán chiếu lệ (pro forma), đây là một phương pháp báo cáo tài chính phi GAAP. Trên bình diện quốc tế, tương đương với GAAP tại Mỹ được gọi là Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). IFRS được tuân thủ tại hơn 120 quốc gia, bao gồm cả những nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).

2. Đặc điểm của GAAP

  • GAAP giúp quản lí thế giới kế toán theo các qui tắc và hướng dẫn chung. Nó cố gắng chuẩn hóa và điều chỉnh các định nghĩa, giả định và phương pháp được sử dụng trong kế toán trong tất cả các ngành công nghiệp. GAAP bao gồm các chủ đề như ghi nhận doanh thu, phân loại bảng cân đối và tính trọng yếu.
  • Mục tiêu cuối cùng của GAAP là đảm bảo báo cáo tài chính của công ty đầy đủ, nhất quán và có thể so sánh được. Điều này giúp các nhà đầu tư dễ dàng phân tích và trích xuất thông tin hữu ích từ báo cáo tài chính của công ty, bao gồm dữ liệu xu hướng trong một khoảng thời gian. Nó cũng tạo điều kiện cho việc so sánh thông tin tài chính giữa các công ty khác nhau.

3. 10 nguyên tắc khái quát nhiệm vụ chính của GAAP

3.1. Nguyên tắc tuân thủ

Kế toán, kiểm toán phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc và quy ước chung của GAAP.

3.2. Nguyên tắc nhất quán

Kế toán phải cam kết áp dụng các nguyên tắc của GAAP trong suốt quá trình làm báo cáo tài chính. Kế toán sẽ phải giải trình đầy đủ các lý do khi thay đổi hoặc cập nhật nguyên tắc GAAP để phục vụ công việc trong phần chú thích của báo cáo tài chính.

3.3. Nguyên tắc chân thành

Kế toán sẽ có trách nhiệm phải cung cấp chính xác và khách quan các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

3.4. Nguyên tắc tính thường xuyên của các phương pháp

Các quy định, nguyên tắc được áp dụng trong báo cáo tài chính doanh nghiệp phải thống nhất và so sánh được.

3.5. Nguyên tắc không bồi thường

Dù số liệu trong báo cáo tài chính là tiêu cực hay tích cực, kế toán cũng cần phải báo cáo đầy đủ số liệu sao cho minh bạch, không được phép đền bù nợ.

3.6. Nguyên tắc thận trọng

Kế toán phải trình bày thông tin tài chính dựa trên thực tế, không được dựa vào suy đoán mà phải có số liệu rõ ràng.

3.7. Nguyên tắc liên tục

Trong khi định giá vốn điều lệ và tài sản của doanh nghiệp, kế toán cần giả định doanh nghiệp đó sẽ tiếp tục duy trì hoạt động trong các kỳ sau.

3.8. Nguyên tắc định kỳ

Các mục về doanh số, doanh thu khi nhập vào phải được phân bổ hợp lý trong các kỳ thích hợp.

3.9. Nguyên tắc trọng yếu

Kế toán phải công khai minh bạch tất cả các thông tin, dữ liệu liên quan trong báo cáo tài chính.

3.10. Nguyên tắc giữ chữ tín

Tất cả các bên liên quan phải trung thực trong tất cả các giao dịch.

4. Sự khác biệt của GAAP và IFRS

IFRS là viết tắt của Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) là cơ quan chuẩn mực kế toán cho IFRS Foundation. IFRS là bộ nguyên tắc được sử dụng trên toàn thế giới, trong khi GAAP là một hệ thống quy tắc được biên soạn ở Hoa Kỳ. Chính vì vậy 2 hai bộ chuẩn mực kế toán này có một số đặc điểm khác biệt như sau:
  • Hàng tồn kho: Đầu tiên là với quy định hàng tồn kho LIFO. GAAP cho phép các công ty sử dụng Giá trị nhập sau cùng, xuất trước (LIFO) làm phương pháp chi phí hàng tồn kho. Nhưng quy tắc LIFO lại bị cấm theo chuẩn mực IFRS.
  • Chi phí phát triển: Theo GAAP, những chi phí này được coi là chi phí của doanh nghiệp. Ngược lại, theo IFRS, chi phí này sẽ được vốn hóa và phân bổ qua nhiều kỳ. Điều này áp dụng cho chi phí nội bộ của việc phát triển các tài sản vô hình của doanh nghiệp.
  • Bút toán giảm: GAAP chỉ định số lượng bút toán giảm của hàng tồn kho hoặc tài sản cố định không thể hoàn nguyên nếu giá trị thị trường của tài sản sau đó tăng lên. Mặt khác, IFRS cho phép gút toán giảm ngược lại. Điều này dẫn đến giá trị hàng tồn kho được tính theo nguyên tắc IFRS được sử dụng thường xuyên hơn so với GAAP.
  • Tài sản cố định: Theo GAAP, các tài sản cố định như tài sản, nhà máy và thiết bị (PP&E) phải được ghi nhận theo nguyên giá (giá mua) và được khấu hao tương ứng. Theo IFRS, tài sản cố định cũng được đánh giá theo giá gốc, nhưng các công ty được phép đánh giá lại tài sản cố định theo giá trị thị trường hợp lý.
Nguồn : https://sapp.edu.vn/bai-viet-acca/gaap-la-gi/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ