Sinh viên ngành kế toán nên tìm hiểu về chuẩn mực quốc tế, trang bị các chứng chỉ hành nghề… trước khi tốt nghiệp để phát triển sự nghiệp tốt hơn.
1.Chứng chỉ hành nghề quốc tế
Với
sự phát triển thời đại, ngành này có nhiều thay đổi nhằm tối ưu và quốc tế hóa
trong quy trình kế toán của doanh nghiệp. Từ 2025, tất cả doanh nghiệp nhà nước,
công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn chưa niêm yết tại Việt Nam bắt
buộc phải theo tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế IFRS (International
Financial Reporting Standards). Vì vậy, sinh viên học kế toán cần phải trang bị
những kiến thức theo chuẩn quốc tế để đón đầu yêu cầu của nhà tuyển dụng trong
tương lai
Song song, các bạn nên trang bị các chứng chỉ hành nghề được công
nhận quốc tế khi muốn tiến xa trong lĩnh vực kế toán, tài chính. Sinh viên có
thể thi các chứng chỉ nhà nghề của các tổ chức uy tín như CPA (Australia), Hội
Kế toán Công chứng Australia và New Zealand (CAANZ), Hiệp hội Kế toán Công chứng
Anh Quốc (ACCA) để chuẩn bị sẵn sàng cho những vị trí cao hơn trong sự
nghiệp.
Bên cạnh việc được công nhận toàn cầu, những chứng chỉ này
giúp người làm nghề mở rộng mối quan hệ và cơ hội việc làm quốc tế, đặc biệt là
tại các nước như Australia, New Zealand vì bằng cấp được công nhận bởi các hiệp
hội tại đây.
Để sở hữu các chứng chỉ quốc tế, nhất là ACCA - một
trong những chứng chỉ phổ biến trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán, người học cần
đầu tư từ hai đến ba năm để hoàn thành tối thiểu 13 môn học. Nếu muốn trở thành
thành viên ACCA, sinh viên cần có thêm ba năm kinh nghiệm làm việc trong ngành
kế toán, kiểm toán, tài chính hoặc ngân hàng.
Khi trở thành hội viên
ACCA, người lao động sẽ trở thành một phần của mạng lưới hơn 241.000 thành viên
trên thế giới, theo báo cáo của ACCA năm 2022. Điều này giúp các bạn cập nhật
thông tin và phát triển năng lực chuyên môn nghề nghiệp với các chuyên gia tài
chính - kế toán trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, Cử nhân Kế toán tại Đại
học RMIT là một trong những chương trình được công nhận bởi các tổ chức nhà nghề
như ACCA, CPA, CAANZ hay CIMA. Sinh viên sau khi tốt nghiệp tại đây sẽ đủ điều
kiện trở thành thành viên của CPA (Australia) và miễn 9 trên tổng 13 bài kiểm
tra của ACCA.
2.Phát triển kỹ năng thiết yếu
Ngoài ra, để thuận lợi thăng tiến trong sự nghiệp, sinh viên nên
phát triển kiến thức về kinh doanh và cách vận hành doanh nghiệp. Ví dụ, các bạn
trẻ có thể bổ sung kiến thức cơ bản về marketing, tài chính, blockchain, nhân
sự... để nắm bắt được bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp trước khi bắt đầu
những vị trí cao hơn.
Ở những vị trí cấp cao, người làm kế toán phải
làm việc với nhiều phòng ban khác nhau trong việc cân đối dòng tiền và đưa ra
chiến lược tài chính cho doanh nghiệp. Việc trang bị thêm kiến thức kinh doanh
là tiền đề giúp người làm nghề phát triển sự nghiệp cho những vị trí chủ chốt
trong tương lai.
3.Phát triển kiến thức về kinh doanh, vận hành doanh nghiệp
Bên cạnh đó, sinh viên nên phát triển các kỹ năng
thiết yếu khác như ngoại ngữ, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo
nhóm... để tăng khả năng cạnh tranh sau khi ra trường. Bộ kỹ năng này cũng giúp
nhân sự làm việc hiệu quả, thăng tiến tốt hơn.
Từ tháng 10, RMIT Việt
Nam giảng dạy ngành Kế toán tại cơ sở Nam Sài Gòn. Sinh viên có thể chọn học một
trong 13 chuyên ngành phụ thuộc nhóm Kinh doanh và trải nghiệm xây dựng kỹ năng
mềm, làm việc với doanh nghiệp trong suốt quá trình học. Ngoài ra,
với mạng lưới doanh nghiệp vững chắc, RMIT còn kết nối với bốn công ty thuộc
Big4 ngành Kế toán - Kiểm toán (Delloite, PwC, KPMG, Ernst & Young) và nhiều
đơn vị khác như VinaCapital, HSBC, ACCA... Theo đó, sinh viên được học với khách
mời đến từ doanh nghiệp, tham quan công ty và dễ dàng tìm kiếm cơ hội thực tập.
Nguồn: https://kiemtoanfac.vn/phan-tich-chuyen-sau/ba-yeu-to-co-the-giup-sinh-vien-nganh-ke-toan-thang-tien.html
https://baomoi.com/3-yeu-to-giup-sinh-vien-nganh-ke-toan-luong-cao-de-thang-tien-trong-viec-c48280455.epi