Bí quyết tạo nên môi trường làm việc tích cực cho nhân viên

2024/07/26

Kỹnăng_Hànhvitổchức

Một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh thân thiện là tiền đề cho môi trường làm việc tích cực. Ở môi trường này, thành tích của nhân viên luôn được công nhận và khen thưởng, đồng thời nhân viên được trao quyền và có nhiều động lực hơn để đóng góp vào thành công của công ty. 1 trong các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực đó là thúc đẩy đội ngũ nhân viên chủ động đóng góp để hình thành văn hóa làm việc tức cực.

1. Điều gì thể hiện một môi trường làm việc tích cực?

Văn hóa làm việc tích cực thể hiện những đặc điểm sau: 
  • Tăng cường sự thoải mái và cảm giác an toàn cho nhân viên
  • Lãnh đạo nhạy bén, đáng tin cậy và luôn có mặt khi họ cần
  • Giúp nhân viên tương tác thoải mái và hiệu quả với đồng nghiệp của họ
  • Thúc đẩy các kết nối xã hội tích cực bên trong và bên ngoài công việc
  • Khuyến khích nhân viên phát triển theo hướng tích cực trong môi trường công việc
  • Nhấn mạnh sự củng cố tích cực, ghi nhận thành tích và lòng biết ơn chân thành với nhân viên.

2. Lợi ích xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực cho Nhân viên và Nhà tuyển dụng

Trong cuộc khảo sát Xu hướng con người toàn cầu năm 2020, Deloitte nhận thấy rằng nhiều đặc điểm nêu trên giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, kết nối và năng suất hơn trong công việc. Trên thực tế, 25% số người được hỏi cảm thấy rằng được đối xử công bằng và được phép mang con người thật, chân chính của mình vào công việc là động lực lớn nhất giữ họ lại. Trong khi đó, 44% cho biết việc phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn, mục đích của công ty và được đánh giá cao vì những đóng góp của cá nhân là điều quan trọng nhất trong việc khiến nhân viên cảm thấy mình là một phần của nhóm.

Ngoài ra, các tổ chức có khả năng thiết lập văn hóa hòa nhập này có nhiều khả năng mang lại lợi nhuận, hiệu suất làm việc cao, đổi mới linh hoạt và đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.

Khi người sử dụng lao động hiểu được tầm quan trọng của việc thúc đẩy môi trường làm việc, họ có thể xây dựng một thương hiệu tích cực thu hút những tài năng tốt nhất, giữ chân nhân viên và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.

3. Nhân viên có thể đóng góp như thế nào vào một môi trường làm việc tích cực?

Trong khi người sử dụng lao động chịu nhiều trách nhiệm trong việc thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực, thì bản thân nhân viên có thể đóng một vai trò có giá trị trong quá trình này và tạo ra một nơi làm việc đáng mơ ước hơn.

4. Tăng cường sự thoải mái và an toàn cho nhân viên

Một môi trường làm việc tích cực là một trong đó nhân viên có thể làm việc một cách an toàn và thoải mái — đặc biệt là trong thời gian đại dịch xảy ra khi sức khỏe thể chất và tinh thần là mối quan tâm hàng đầu. Là một nhân viên, bạn có thể giúp giảm thiểu điều này bằng cách: 
  • Thực hiện theo tất cả các biện pháp an toàn do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị: đeo khẩu trang, cách xa đồng nghiệp tối thiểu 1 mét và lên lịch sử dụng các khu vực công cộng trong công ty.
  • Tổ chức cuộc họp thông qua Zoom, Google Meeting… hoặc nền tảng live trên hệ thống đào tạo trực tuyến MGE để giảm tiếp xúc từ xa hoặc tại chỗ.
  • Duy trì nhận thức về sức khỏe tinh thần và theo dõi các triệu chứng căng thẳng hoặc lo âu.
  • Giữ tinh thần và thể chất khỏe mạnh thông qua các hoạt động thư giãn, tập thể dục, không khí trong lành và ăn uống hợp lý
  • Nói chuyện với cấp trên về quy trình làm việc, kỳ vọng hoặc mối quan tâm đang ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

5. Cấp trên có tâm và có tầm


Nhân viên cần hiểu được rằng mình cũng góp phần tác động đến lãnh đạo. Người quản lý có thể không biết bạn cần gì ở họ nếu không có ý kiến ​​đóng góp của bạn. Dưới đây là một số cách để giao tiếp với những người ở vị trí lãnh đạo:
  • Nói về những kỳ vọng như tần suất nhận thông báo cho công việc, tổ chức các cuộc họp và các loại hỗ trợ tinh thần khi làm việc tại chỗ hoặc từ xa.
  • Yêu cầu người quản lý nhận xét về hiệu suất làm việc của bạn và đóng góp ý kiến ​​về cách bạn có thể cải thiện đóng góp của mình.
  • Hội ý ngay nếu gặp khó khăn trong công việc hoặc nếu bạn không đồng ý với hướng làm việc của lãnh đạo

6. Tương tác thoải mái và hiệu quả với đồng nghiệp

Hãy ưu tiên giao tiếp và cộng tác với đồng nghiệp để củng cố môi trường làm việc tích cực. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:
  • Thỏa thuận trước với đồng nghiệp về tần suất họp, nhận phản hồi hoặc thảo luận về tiến độ của dự án hiện tại.
  • Tự ý thức trong quá trình tương tác nhóm như ghi chú và tường thuật lại công việc được thảo luận trong thời gian họp online.
  • Thực hành nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn khi cố gắng hiểu những gì đồng nghiệp của bạn đang nói và trải nghiệm.

7. Thúc đẩy các kết nối xã hội tích cực trong và ngoài nơi làm việc

Cho dù ở văn phòng hay làm từ xa, duy trì quan hệ với đồng nghiệp rất quan trọng nếu muốn phát triển một môi trường làm việc tích cực. Dưới đây là những cách bạn có thể phát triển mối quan hệ này:
  • Tham gia vào đợt team building từ xa mà doanh nghiệp tài trợ hoặc lên lịch.
  • Làm cho các cuộc họp online hiệu quả hơn cho dù bạn đang làm việc tại nhà hoặc phải hạn chế liên lạc với nhau.
  • Tổ chức hoạt động team building nhằm thúc đẩy mối quan hệ.

8. Mang lại sự tích cực cho nơi làm việc

Thái độ, chủ động trong giao tiếp và tư duy tích cực có thể thúc đẩy một môi trường làm việc lành mạnh hơn. Nếu bạn thấy mình mang lại sự tiêu cực cho công việc hoặc một cuộc họp trực tuyến, hãy xác định xem bạn có thể làm gì để giải quyết vấn đề đó. Sẵn sàng tự hỏi bản thân liệu bạn có phải là nhân viên tiêu cực hay không và hay có định kiến với đồng nghiệp nếu họ thể hiện sự tiêu cực tại nơi làm việc hoặc cố gắng hạ bệ nhau.

Vì lợi ích của bạn và nơi làm việc, cố gắng không tham gia vào những câu chuyện phiếm không lành mạnh. Thay vào đó bạn nên lựa lời mà nói với những người liên quan và cũng để người quản lý của bạn biết để họ có thể giải quyết vấn đề trực tiếp với nhân viên.

9. Thúc đẩy một môi trường khuyến khích sự tôn trọng, sự tin cậy

Sự tôn trọng và công bằng là 2 trong những từ đầu tiên mà nhân viên trả lời khi được hỏi họ muốn được đối xử như thế nào tại nơi làm việc. Một môi trường tích cực cho phép tất cả nhân viên cảm thấy như thể họ đang được đối xử công bằng, được tôn trọng. Để xây dựng một môi trường như vậy, hãy ghi nhớ những điều sau: 
  • Lời nói và hành động sẽ được tôn trọng khi bạn thể hiện sự tôn trọng đối với đồng nghiệp của mình.
  • Khi làm việc với đồng nghiệp, hãy bắt đầu từ sự tin tưởng.
  • Tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người vì lợi ích thúc đẩy thành công của công ty và đồng nghiệp.

10. Tính linh hoạt của nơi làm việc


Khi đại dịch Covid-19 khiến công việc làm từ xa trở thành tiêu chuẩn, mọi người đã cho thấy rằng họ thực sự có thể làm việc hiệu quả hơn ở nhà. Điều này báo hiệu cho một môi trường làm việc tích cực trong tương lai gần, trong đó sự linh hoạt sẽ đóng một vai trò quan trọng. Là một nhân viên, bạn nên tận dụng bất kỳ cơ hội để linh hoạt trong công việc nếu điều đó có lợi nhất cho bạn và hộ gia đình của bạn.

Nếu ban đầu, nhà tuyển dụng không tạo điều kiện làm việc linh hoạt, hãy cố gắng thương lượng trong lần thương lượng lương tiếp theo hoặc trong buổi đánh giá hiệu suất làm việc của bạn.

11. Không ngừng cải thiện môi trường làm việc tích cực

Một môi trường làm việc tích cực được xây dựng chủ yếu dựa trên sự tương tác lành mạnh, hiệu quả giữa nhân viên và nhóm. Bạn có thể giúp đóng một vai trò quan trọng bằng những nhận xét tích cực, lòng biết ơn chân thành và sự công nhận cho cả đồng nghiệp và người quản lý đối với những đóng góp của họ.

Có thể nói, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực có thể hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào đối tượng thực hiện và triển khai nền văn hóa đó. Nhân viên chính là nhân tố chính giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc đáng ngưỡng mộ. Vì thế, thay vì quan niệm chỉ cần 1 nhóm người có thể tạo dựng môi trường làm việc tích cực, doanh nghiệp hãy để nhân viên tham gia đóng góp trong các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp, để họ có thể đưa ra các phản hồi, đóng góp có ích cho quá trình này. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm cách triển khai văn hóa doanh nghiệp tích cực với sự đóng góp của hệ thống đào tạo trực tuyến, liên hệ với MGE ngay nhé. MGE là nền tảng training trực tuyến giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự thông qua việc xây dựng và triển khai các khóa đào tạo chuyên môn cho từng bộ phận.

Nguồn: https://mge.vn/learn/bi-quyet-tao-nen-moi-truong-lam-viec-tich-cuc-cho-nhan-vien/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ