Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên vi phạm năm 2024

2024/07/26

LuậtLaođộng Nhânsự_Thịtrườnglaođộng


Trong năm 2024, ai là người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên vi phạm? Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là bao lâu? Các thông tin này sẽ được trình bày qua bài viết sau, hãy cùng tìm hiểu với Công ty Kế Toán AGS:

1. Năm 2024, ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên vi phạm

Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động. Cụ thể, những người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên vi phạm bao gồm:
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
  • Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
  • Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

2. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau.
  • Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
  • Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
  • Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản (i) và khoản (ii) Mục này.

3. Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

Nghiêm cấm các doanh nghiệp thực hiện những hành vi sau đây khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động:
  • Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
  • Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
  • Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
(Căn cứ Điều 127 Bộ luật Lao động 2019)

Điều 128. Tạm đình chỉ công việc - Bộ luật Lao động 2019
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/cau-hoi-thuong-gap/nam-2024-ai-co-tham-quyen-xu-ly-ky-luat-lao-dong-doi-voi-nhan-vien-vi-pham-5554.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ