I. Di tích thành Hara
Trong bối cảnh Nhật Bản đang thi hành chính sách cấm tôn giáo, cuộc
khởi nghĩa Shimabara sử dụng thành Hara làm chiến trường chính đã gây ra tác
động lớn đến mạc phủ Edo, dẫn đến lệnh cấm các chuyến thăm của tàu Bồ Đào Nha
có khả năng xâm nhập vào các nhà truyền đạo Công giáo và thiết lập hệ thống cấm
hàng hải (Tỏa quốc) kéo dài hơn 2 thế kỷ, kéo theo tình trạng thiếu nhà
truyền giáo trong nước.
Kết quả là các tín đồ Kitô giáo phải lẩn trốn, bí mật thực hiện đức tin của
mình và cố gắng chọn nơi để di cư.
II. Khu định cư và những nơi linh thiêng ở Hirado (Khu định cư Kasuga, núi Yasumandake, đảo Nakaeno)
Tín đồ Kitô giáo lẩn trốn tại Kasuga trong thời kỳ đạo Kitô bị cấm đã tôn thờ
đảo Nakaeno, là nơi tử đạo, nơi những người theo đạo Kitô giáo bị hành
quyết vào những ngày đầu có lệnh cấm, và dùng nơi đây làm nghi lễ lấy nước
thánh. Cùng với đó, thực hiện đức tin của mình bằng cách thờ cúng núi
Yasumandake, vốn từng là nơi thờ cúng của Phật giáo miền núi kể từ trước khi
đạo Kitô giáo được du nhập.
Thậm chí sau khi lệnh cấm đạo Kitô giáo được xóa bỏ, họ vẫn không trở lại với
đạo Công giáo mà vẫn tiếp tục thực hiện đức tin của mình từ sau thời kỳ cấm
đạo, hiện nay nơi đây đã trở thành nơi cất giữ các vật phẩm tôn giáo riêng biệt.
III. Khu định cư Sakitsu ở Amakusa
Trong thời kỳ cấm đạo, các tín đồ Kitô giáo lẩn trốn ở Sentsu thực hiện đức
tin của mình bằng cách thay thế những đồ vật quen thuộc chẳng hạn như ngài Đại Hắc Thiên và thần Ebisu được ví như chúa Zeus - vị thần duy nhất của Kitô giáo, và hoa văn bên trong vỏ bào ngư được ví như Đức mẹ đồng trinh Maria, bắt nguồn từ lối sống
và sinh kế của các làng chài làm công cụ tôn giáo của Kitô giáo.
Sau khi lệnh cấm đạo được xóa bỏ, họ trở lại với đạo Công giáo và xây dựng một
nhà thờ bên cạnh nơi họ đã cầu nguyện trong thời gian lệnh cấm được
thi hành, từ đây cột mốc đánh dấu sự “ẩn náu” của họ đã kết thúc.
IV. Khu định cư Shitsu ở Sotome
Trong thời kỳ cấm đạo, tín đồ Kitô giáo tại Shitsu âm thầm giữ gìn đức tin của
mình bằng cách bí mật thờ phụng các hình ảnh tôn giáo, trau dồi tri thức từ
sách giáo lý và tuân theo lịch nhà thờ, che giấu niềm tin của họ một cách cẩn
trọng.
Ngoài ra, nhiều tín đồ Kitô giáo ẩn danh từ khu vực này đã di cư đến các hòn
đảo xa xôi khác như quần đảo Goto, và cộng đồng của họ đã lan rộng ra nhiều
hòn đảo khác.
Sau khi lệnh cấm được xóa bỏ, các tín đồ Kitô giáo này dần quay trở lại với đạo
Công giáo, xây dựng nên nhà thờ trên ngọn đồi nhìn ra khu định cư Shitsu và
chấm dứt sự “ẩn náu” của mình.
V. Khu định cư Ohno ở Sotome
Trong thời kỳ cấm đạo, các tín đồ Kitô giáo lẩn trốn tại Ohno đã thể hiện đức
tin của mình bằng cách trở thành Phật tử hoặc giáo dân của ngôi đền trong làng
và bí mật cất giữ các đồ vật tín ngưỡng của họ tại ngôi đền và thờ cúng chúng.
Ngoài ra, nhiều tín đồ Kitô giáo ẩn danh từ khu vực này đã di cư đến các hòn
đảo xa xôi như quần đảo Goto, và cộng đồng của họ đã lan rộng ra nhiều hòn đảo
khác.
Sau khi lệnh cấm được xóa bỏ, họ quay trở lại với đạo Công giáo và theo học tại nhà thờ Shitsu ở Sotome. Sau đó, họ đã xây dựng một nhà thờ ở trung tâm Ohno,
chấm dứt sự “ẩn náu” của mình.
VI. Khu định cư trên đảo Kuroshima
Vào thế kỷ 19, một số tín đồ Kitô giáo ở nhiều nơi trong vùng Nagasaki được
khuyến khích di cư để tái phát triển phía sau trang trại của đảo Kuroshima, vì
vậy họ đã chọn khu vực này làm nơi họ có thể cùng tồn tại với những tín đồ
Kitô giáo ở nơi khác, bí mật duy trì cộng đồng của mình bằng cách cầu
nguyện cho Maria Quan Âm tại các ngôi chùa Phật giáo.
Sau khi lệnh cấm được xóa bỏ, họ quay trở lại với Công giáo, xây dựng một nhà
thờ ở trung tâm đảo, đánh dấu cho việc chấm dứt sự “ẩn náu”.
VII. Di tích khu định cư trên đảo Nozaki
Vào thế kỷ 19, một số tín đồ Kitô giáo di cư từ vùng Sotome đến đảo Nozaki để
sinh sống và làm nơi thích hợp để di cư, nơi vốn chỉ có các linh mục và giáo dân của đền Okino Tori-shima, âm thầm duy trì cộng đồng của mình dưới vỏ bọc
là các giáo dân của đền thờ.
Sau khi lệnh cấm được xóa bỏ, họ quay trở lại với Công giáo, xây dựng nhà thờ ở hai miền nam và miền trung của đảo Nozaki, đánh dấu cho việc kết thúc sự “ẩn náu”.
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
VIII. Khu định cư trên đảo Kashiraga
Vào thế kỷ 19, một số tín đồ Kitô giáo di cư từ vùng Sotome đến các nơi khác
trên đất nước, họ đã chọn đảo Kashiraga làm nơi di cư đến và chữa bệnh, nơi mà
con người chưa đến gần, ngụy trang đức tin dưới sự dẫn dắt của các Phật tử.
Sau khi lệnh cấm được xóa bỏ, họ quay trở lại với Công giáo, xây dựng nhà thờ
gần với dinh thự của người lãnh đạo họ trong thời kỳ cấm đạo, đánh dấu cho
việc kết thúc sự “ẩn náu”.
IX. Khu định cư trên đảo Hisaka
Từ nửa cuối thế kỷ 18, biết rằng vùng Goto đang tích cực tiếp nhận những người
nhập cư, các tín đồ Kitô giáo di cư từ vùng Sotome đã chọn đảo Hisaka làm nơi
bí mật duy trì cộng đồng. Tại đây, họ cùng sinh sống với người dân và xây dựng
mối quan hệ tương trợ thông qua các hoạt động đánh bắt cá và trồng trọt.
Sau khi lệnh cấm được xóa bỏ, họ quay trở lại với Công giáo, xây dựng nhà thờ ở
từng khu định cư trên đảo, đánh dấu cho việc kết thúc sự “ẩn náu”.
X. Khu định cư Egami trên đảo Naru (Nhà thờ Egami và khu vực xung quanh)
Vào thế kỷ 19, các tín đồ Kitô giáo di cư từ vùng Sotome đến một thung lũng
hẻo lánh gần biển trên đảo Naru, âm thầm duy trì đức tin của mình. Sau khi
lệnh cấm được xóa bỏ, họ quay lại với Công giáo, xây dựng nên nhà thờ Egami phù hợp
với địa hình nơi đây.
Nhà thờ Egami là nhà thờ điển hình cho thấy sự tồn tại lâu dài của khu định cư
Egami trong thời kỳ cấm đạo, được xây dựng bằng kỹ thuật truyền thống và có vị
trí phù hợp với môi trường xung quanh.
XI. Nhà thờ chúa Oura
Khi Nhật Bản mở cửa trở lại, các nhà truyền giáo và tín đồ Kitô giáo ẩn danh
đã gặp nhau tại nhà thờ chúa Oura sau 2 thế kỷ. Sự kiện mang tính lịch sử này được gọi
là “Sự khám phá của các tín đồ”, đã tác động mạnh mẽ đến châu Âu, những người cho rằng các tín đồ này đã biến mất do bị đàn áp.
Cuộc gặp gỡ sau đó tại nhà thờ Oura giữa những nhà truyền giáo và những
lãnh đạo ở nơi tín đồ Kitô giáo ẩn náu trên khắp Nhật Bản đã dẫn đến một bước
ngoặt, đó là một số tín đồ quay trở lại đạo Công giáo, một số tiếp tục đi theo đức
tin của chính họ và một số khác cải đạo sang Thần đạo hoặc Phật giáo, đánh
dấu cho việc chấm dứt sự "ẩn náu" của các tín đồ.
Nguồn: https://www.newnaga.com/access/christian.html