Di sản Thiên nhiên Thế giới Amami Oshima

2024/07/23

NhậtBản-Disảnthếgiới NhậtBản-Vănhóa

I. Di sản thiên nhiên thế giới Amami Oshima, Tokunoshima, phía Bắc đảo Okinawa và đảo Iriomote

Vào ngày 26 tháng 7 năm 2021, "Amami Oshima, Tokunoshima, phía bắc đảo Okinawa và đảo Iriomote" đã được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.
Nơi được ghi tên vào Di sản Thiên nhiên Thế giới là vùng đất liền của 4 hòn đảo thuộc quần đảo Ryukyu, nằm ở cực nam quần đảo Nhật Bản. Khu Di sản Thiên nhiên Thế giới có diện tích là 42.698 ha, tùy chưa bằng 0,5% diện tích đất liền của Nhật Bản nhưng đây là nơi sinh sống của 95 loài có nguy cơ tuyệt chủng theo Sách đỏ IUCN, trong đó có 75 loài đặc hữu. Đây là khu vực đa dạng sinh học vượt trội tại Nhật Bản, cũng là một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới, với 1.819 loài thực vật bậc cao sinh sống.

1. Đảo Amami Oshima

Amami Oshima là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Amami. Hòn đảo có địa hình phức tạp có đỉnh cao nhất là đỉnh núi Yuwandake (694m), xung quanh đảo là bờ biển Lias đang phát triển. Nhiều loài đặc hữu sinh sống và phát triển trong nhiều môi trường khác nhau như rừng mưa cận nhiệt đới lớn nhất Nhật Bản, rừng ngập mặn rộng lớn và các bãi triều trải rộng ở cửa sông.

2. Đảo Tokunoshima

Tokunoshima là hòn đảo lớn thứ hai trong quần đảo Amami. Dãy núi kéo dài từ núi Amagi ở phía bắc và núi Inokawa - đỉnh núi cao nhất đảo ở trung tâm đến núi Inutabudake, chúng được bao phủ bởi rừng mưa cận nhiệt đới. Thiên nhiên phong phú của nơi đây là môi trường sống của một số loài động vật và thực vật quý hiếm nhất thế giới như thỏ Amami, tắc kè da báo và chuột gai Tokunoshima.

3. Phía Bắc đảo Okinawa

Rừng Yanbaru, một trong những khu rừng mưa cận nhiệt đới lớn nhất ở Nhật Bản, trải dài trên khối núi Yonaha và núi Nishime, được quản lý như công viên Quốc gia Yanbaru, các loài đặc hữu như chim chích chòe Okinawae - một loài chim không thể bay và chỉ sinh sống ở cùng khu vực, chim gõ kiến Noguchi cùng nhiều loại động thực vật sinh sống và phát triển ở đây.
Chim chích chòe Okinawae

4. Đảo Iriomote

Đảo Iriomote là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Yaeyama ở tỉnh Okinawa, 90% đảo là rừng rậm cận nhiệt đới nguyên sinh. Nơi đây có thiên nhiên phong phú và được quản lý như công viên Quốc gia Iriomote Ishigaki. Điển hình là rừng ngập mặn nguyên sinh lớn nhất Nhật Bản cùng các di sản tự nhiên đặc biệt như mèo rừng Iriomote và đại bàng mào. Biển xanh như pha lê bao quanh hòn đảo và hồ Sekiseisho cũng mang một vẻ đẹp ấn tượng.
Mèo rừng Iriomote

II. Đi dạo trong rừng Amami

Tại Amami Oshima - nơi được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, có nhiều nỗ lực khác nhau nhằm hướng tới giúp con người cùng tồn tại với thiên nhiên. Mục đích là để truyền lại lối sống và khí hậu gần gũi với thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học phong phú và thúc đẩy du lịch phù hợp.

III. Cuộc sống và văn hóa ở Amami Oshima, nơi bén rễ của “văn hóa môi trường”

1. Khí hậu của Amami Oshima nuôi dưỡng cuộc sống và tinh thần sống hòa mình với thiên nhiên

Amami Oshima có những ngôi làng hướng ra biển và có ngọn núi Kamiyama nằm trên đảo, ngọn núi được cho là nơi các vị thần ngự trị. Khu vực bên ngoài ao rạn san hô được gọi là “Ino”, là lãnh địa của các vị thần, con người đã sống giữa núi và biển, trồng trọt, nhận phúc lộc của thiên nhiên và sống trong sự che chở của thần linh. Khí hậu độc đáo này đã tạo nên một nền văn hóa và tín ngưỡng gắn bó sâu sắc với thiên nhiên.

2. Cuộc sống nhận phước lành từ núi, sông và biển

Người dân sống chan hòa với thiên nhiên, giữa núi và biển. Chúng ta có thể thấy mối quan hệ với thiên nhiên vẫn tiếp tục từ xa xưa qua những dấu vết để lại trong và ngoài làng, trong lối sống, phong tục tập quán hiện nay.
Oshima Tsumugi

3. Một hệ sinh thái phong phú tiếp tục được bảo vệ nhờ vào đức tin xuất phát từ sự tôn trọng thiên nhiên

Niềm tin vào các vị thần bắt nguồn từ cuộc sống hàng ngày chẳng hạn như “Kamimichi (Thần đạo)”, con đường mà các vị thần đi qua, đã có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức ở đây. Bên cạnh đó, rừng núi từng là vùng cấm nên thiên nhiên trù phú được bảo vệ mà không cần sự can thiệp của con người.
Kamimichi

IV. Bảo vệ thiên nhiên và sinh vật quý giá

1. Bảo vệ các loài đặc hữu

Ngăn chặn tai nạn giao thông
Để ngăn chặn tình trạng “tai nạn giao thông” đối với động vật hoang dã, những đoạn đường thường xuyên xảy ra nhiều vụ tai nạn đã được đặt các biển cảnh báo và kêu gọi người dân lái xe chậm vào ban đêm.
Tuần tra ngăn chặn đào trộm - trộm cắp
Để ngăn chặn việc thu thập trái phép các loài quý hiếm và đưa chúng ra khỏi đảo, Bộ Môi trường, Cục Lâm nghiệp, tỉnh Kagoshima, năm thành phố của Amami Oshima và cảnh sát cùng nhau thực hiện các cuộc tuần tra cả ngày lẫn đêm.
Khảo sát môi trường sống của thỏ Amami
Là một phần trong dự án bảo vệ và nhân giống loài thỏ đen Amami - một loài động vật và thực vật hoang dã quý hiếm ở Nhật Bản, thực hiện theo dõi môi trường sống của nó bằng cách đi bộ dọc theo suối và đếm số lượng phân. Trong những năm gần đây, điều kiện sống của loài này đã được phục hồi.

2. Kiểm soát các loài ngoại lai

Tiến hành các biện pháp giám sát, ngăn chặn sự xâm lấn và sự lây lan của các loài ngoại lai có tác động tiêu cực đến hệ sinh thái Amami Oshima. Đây là nỗ lực của tất cả người dân trên đảo nhằm khôi phục lại Amami như ban đầu.

3. Hợp tác với các tổ chức và nhà nghiên cứu địa phương

Những nỗ lực nhằm bảo tồn môi trường thiên nhiên phong phú đang được thực hiện bởi các tổ chức tư nhân và các doanh nghiệp khác nhau.

V. Hướng tới du lịch bền vững nhằm bảo vệ “kho báu” Di sản Thiên nhiên Thế giới

1. Quản lý phân vùng Di sản Thiên nhiên Thế giới

Một "vùng đệm" đã được thiết lập xung quanh "Khu vực Di sản Thiên nhiên Thế giới" - nơi được đăng ký là Di sản Thiên nhiên Thế giới nhằm hạn chế các hoạt động của con người như việc phát triển để bảo vệ khu vực di sản. Ngoài ra, một “khu vực quản lý xung quanh” đã được thiết lập cho toàn bộ hòn đảo xung quanh như một khu vực nơi quản lý và những hoạt động cần thiết sẽ được thực hiện để duy trì giá trị của khu di sản. “Kế hoạch quản lý toàn diện” đang được xây dựng cho tất cả những điều này.

2. Quy định sử dụng để quảng bá du lịch phù hợp

Nhằm bảo tồn môi trường thiên nhiên quý giá cùng với việc sử dụng chúng ở mức độ hài lòng cao, mỗi vùng miền đều có những quy tắc sử dụng.

3. Nâng cao chất lượng trải nghiệm thiên nhiên và bảo tồn thiên nhiên

Tích cực làm việc để nâng cao chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch để thiên nhiên được bảo tồn có thể mang đến sự phát triển của khu vực. Mong muốn tạo ra nền du lịch bền vững nhằm khuyến khích du khách ghé thăm Amami Oshima lần nữa bằng cách tận hưởng trải nghiệm thiên nhiên trọn vẹn và hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị của môi trường.
Nguồn: https://amami-whcc.jp/wnhs-amami/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ