[KTNB] Kế toán công nợ liên quan đến những công việc gì?

2024/07/08

NgànhKếToán-Kiểmtoán

I. Kế toán công nợ là gì ?

Kế toán công nợ là quá trình ghi nhận và quản lý các khoản nợ và các khoản phải thu của một doanh nghiệp. Nó bao gồm việc ghi nhận các khoản nợ từ khách hàng và các khoản phải thu từ nhà cung cấp, theo dõi các khoản nợ và phải thu, và thực hiện các giao dịch liên quan đến công nợ như thanh toán và thu tiền. Kế toán công nợ là một phần quan trọng trong việc quản lý tài chính của một doanh nghiệp, giúp đảm bảo công việc thu nợ và trả nợ được thực hiện một cách hiệu quả và đúng thời hạn.

II. Lý do doanh nghiệp phát sinh công nợ

Việc doanh nghiệp phát sinh công nợ bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
  • Doanh nghiệp chưa huy động đủ tiền thể thanh toán các giao dịch với nhà cung cấp.
  • Khách hàng nợ lại số tiền đã mua hàng do chưa đủ khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp thúc đẩy số lượng hàng bán ra được tăng nên bằng cách cho khách hàng lấy hàng mà chưa cần thanh toán ngay.
  • Có những sản phẩm, dịch vụ nhất định mà người mua có thể thanh toán sau khi công việc hoạt động thương mại hoàn tất.
  • Bên mua vay tiền để trả những lãi suất cao, từ đó nợ tiền lãi suất mức thấp.

III. Đối tượng phải theo dõi công nợ

  • Nợ phải thu (TK 131): Công nợ phải thu từ khách hàng.
  • Nợ phải trả (TK 331): Công nợ phải trả cho nhà cung cấp.
  • Tạm ứng/Hoàn ứng (TK 141): Công nợ từ nội bộ doanh nghiệp.
  • Những khoản phải thu khác (TK 138).
  • Những khoản phải trả, phải nộp khác (TK 338).
  • Khoản phải thu nội bộ (TK 136): Công nợ giữ các chi nhánh và công ty.
  • Khoản phải trả nội bộ (TK 336): Công nợ giữa các chi nhánh và công ty.

IV. Công việc cần làm của kế toán công nợ

Các công việc hàng ngày của kế toán công nợ chủ yếu liên quan đến việc quản lý công nợ và nợ xấu, bao gồm:

1. Nhận và kiểm tra hợp đồng kinh tế

  • Cập nhật thông tin của nhà cung cấp, khách hàng, đối tác mới vào hệ thống hoặc các sổ sách có liên quan.
  • Chỉnh sửa thông tin của nhà cung cấp, khách hàng mỗi khi phát sinh nghiệp vụ chuyển nhượng hoặc thay đổi.
  • Kiểm tra, rà soát nội dung điều khoản của các hợp đồng thanh toán của từng đối tác, khách hàng hay nhà cung cấp để tránh xảy ra sai sót.

2. Kiểm tra công nợ theo định kỳ

  • Kiểm tra thông tin, hạn mức tín dụng, thời hạn thanh toán của các đơn hàng dựa trên hợp đồng bán hàng đã ký với đối tác, khách hàng.
  • Kiểm tra cẩn thận các yếu tố về chủng loại, số lượng, giá bán sản phẩm và thời hạn thanh toán đối với các đối tác, khách hàng đang thực hiện hợp đồng hoặc đã lấy hàng.
  • Giám sát, theo dõi chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, đối tác, khách hàng như: thời hạn thanh toán, mức thanh toán, số nợ đã quá hạn,…
  • Có trách nhiệm báo cáo lại cho bộ phận có liên quan hoặc cán bộ quản lý cấp trên sau khi kiểm tra công nợ.

3. Theo dõi tiến trình thanh toán của khách hàng

  • Mỗi khi có nghiệp vụ công nợ phát sinh do hợp đồng hoặc hóa đơn bán hàng, kế toán công nợ có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán của từng đối tác, khách hàng.

4. Trực tiếp tham gia thu hồi nợ xấu

  • Tham gia đôn đốc và thu hồi những khoản công nợ xấu, khó đòi.

5. Quản lý công nợ tạm ứng trong nội bộ doanh nghiệp

  • Theo dõi, nhắc nhở việc thanh toán của từng đối tượng, bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp theo từng ngày.
  • Tổng hợp danh sách các khoản tạm ứng đã quá thời hạn để đốc thúc việc thanh toán công nợ hàng tuần hoặc khi được cấp trên yêu cầu.

6. Xử lý công nợ được ủy thác

  • Định khoản các nghiệp vụ tài chính liên quan dựa theo hóa đơn.
  • Dựa theo chứng từ hợp đồng, điều chỉnh các số liệu còn chênh lệch hay chưa khớp với giá.
  • Theo dõi các khoản công nợ ủy thác theo từng đối tượng
  • Kiểm tra và in bảng sao kê chứng từ liên quan đến kế toán viên phụ trách hoặc trưởng kiểm soát.

7. Quản lý các khoản vay trong doanh nghiệp

  • Thanh lý các hợp đồng cũ, hợp đồng mới khi có nghiệp vụ tài chính phát sinh.
  • Theo dõi và đốc thúc việc thanh toán theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Định khoản và điều chỉnh bút toán để khớp với tỷ giá phát sinh.
  • Trường hợp doanh nghiệp có khoản lãi phải thanh toán thì phải tính toán và đưa chứng từ cho bên liên quan để tiến hành chi trả cho từng hợp đồng và từng đối tượng

V. Nghiệp vụ công nợ có khó không ?

Thực hiện nghiệp vụ công nợ có thể đòi hỏi một số khó khăn. Một người làm kế toán công nợ cần phải có sự điềm tĩnh, lòng nhiệt tình và thái độ tích cực trong công việc. Đồng thời, cần sở hữu những kỹ năng sau:

  • Kiến thức chuyên môn vững vàng: Đây là nền tảng để kế toán có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
  • Thành thạo nghiệp vụ: Việc am hiểu rõ về công nợ giúp kế toán theo dõi và quản lý công nợ một cách suôn sẻ.
  • Sử dụng thành thạo công cụ tin học văn phòng: Kỹ năng sử dụng các công cụ như Excel hay phần mềm kế toán giúp xử lý số liệu nhanh chóng và thuận tiện hơn.
  • Khả năng phân tích và xử lý tình huống linh hoạt: Khả năng phân tích và đưa ra quyết định thông minh sẽ giúp xây dựng được mối quan hệ bền vững và đúng đắn.
  • Với những yêu cầu này, ngành kế toán công nợ có thể gặp khó khăn. Tuy nhiên, với kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp, người làm kế toán công nợ có thể vượt qua những thách thức và hoàn thành tốt công việc của mình.
Nguồn: https://www.meinvoice.vn/tin-tuc/16061/ke-toan-cong-no-la-gi/
https://vietaustralia.com/vn/ke-toan-cong-no.html#:~:text=K%E1%BA%BF%20to%C3%A1n%20c%C3%B4ng%20n%E1%BB%A3%20l%C3%A0%20qu%C3%A1%20tr%C3%ACnh%20ghi%20nh%E1%BA%ADn%20v%C3%A0,thanh%20to%C3%A1n%20v%C3%A0%20thu%20ti%E1%BB%81n. 

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ