Khu phi thuế quan là gì? 04 đối tượng được hoạt động trong khu phi thuế quan

2024/07/29

ThuếLuậtHảiquan

Khu phi thuế quan là khu vực có ranh giới xác định, không phải đối tượng nào cũng được phép hoạt động kinh doanh, sản xuất trong khu vực này. Vậy khu phi thuế quan là gì và có bao nhiêu đối tượng được hoạt động trong khu phi thuế quan? Hãy cùng AGS tìm hiểu nhé!

1. Khu phi thuế quan là gì?

Căn cứ Điều 2 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg ngày 30/7/2009, khu phi thuế quan được quy định như sau:
  •  Khu phi thuế quan là khu vực:
    • Khu vực địa lý có ranh giới xác định;
    • Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan;
    • Có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.
  • Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm:
    • Khu bảo thuế;
    • Khu kinh tế thương mại đặc biệt;
    • Khu thương mại công nghiệp;
    • Khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
  •  Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.
Lưu ý: Ranh giới địa lý của khu phi thuế quan được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

2. Các hoạt động trong khu phi thuế quan

Theo Điều 4 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan, các hoạt động trong khu phi thuế quan bao gồm:
  • Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại;
  • Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.
Đồng thời, Điều 30 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định chi tiết các hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của khu phi thuế quan trong khu kinh tế như sau:
  • Tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa;
  • Cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Kinh doanh hàng miễn thuế, hàng miễn thuế giảm giá;
  • Dịch vụ logistics; sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan;
  • Các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các hoạt động tại khu phi thuế quan nêu trên phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan của Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

3. 04 đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan

Điều 5 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan quy định có 04 đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan (gọi chung là doanh nghiệp khu phi thuế quan), bao gồm:
  • Thương nhân Việt Nam;
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
  • Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/tu-van-phap-luat/40874/khu-phi-thue-quan-la-gi-04-doi-tuong-duoc-hoat-dong-trong-khu-phi

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ