[KTNB] Những Điều Cần Biết Về Kế Toán Ngân Hàng

2024/07/02

NgànhKếToán-Kiểmtoán

1. Kế toán ngân hàng và những thông tin cơ bản

Kế toán ngân hàng là một lĩnh vực chuyên biệt trong kế toán tập trung vào việc ghi chép, theo dõi và báo cáo tất cả các giao dịch tài chính liên quan đến hoạt động tiền tệ của một ngân hàng. Một kế toán ngân hàng hay Bank Accountant sẽ là người thực hiện ghi chép, tổng hợp, phân tích và xử lý các nghiệp vụ kế toán - tài chính cho ngân hàng.


2. Đối tượng kế toán ngân hàng

Đối tượng của kế toán ngân hàng là sử dụng thước đo bằng tiền phản ánh nguồn vốn, cơ cấu hình thành nguồn vốn và việc sử dụng vốn trong mọi hoạt động của ngân hàng. Có 3 đối tượng chính trong kế toán ngân hàng:

a. Tài sản và nguồn vốn

Tài sản là một trong những đối tượng quan trọng của kế toán ngân hàng, thể hiện nguồn lực mà ngân hàng kiểm soát và có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai.
  • Tài sản của ngân hàng sẽ bao gồm: tiền mặt tại quỹ như tiền mặt VNĐ, ngoại tệ, chứng từ có giá trị ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Ngoài ra, còn có tiền gửi tại ngân hàng nhà nước và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác.
  • Chứng khoán và trái phiếu: Gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ và các chứng khoán khác mua với mục đích kinh doanh hoặc giữ lâu dài.
  • Cho vay: Bao gồm số tiền cho vay khách hàng và cho vay các tổ chức tín dụng khác.
  • Góp vốn và đầu tư: Đại diện cho số tiền ngân hàng góp vốn, đầu tư mua cổ phần hoặc góp vốn liên doanh.
  • Tài sản cố định: Bao gồm tài sản cố định hữu hình như nhà, máy móc, thiết bị và tài sản cố định vô hình như quyền sử dụng đất, phần mềm máy vi tính.
  • Các tài sản khác: Như vật liệu, công cụ lao động và các khoản phải thu.
Nguồn vốn, bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, thể hiện nguồn lực tài chính mà ngân hàng sử dụng để hoạt động và phát triển. Đây chính là một đối tượng quan trọng và không thể thiếu trong kế toán ngân hàng bên cạnh tài sản.
  • Nợ phải trả
    • Tiền gửi: Bao gồm tiền gửi của kho bạc nhà nước, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và tiền gửi của khách hàng.
    • Vay: Gồm tiền vay từ Ngân hàng Nhà nước và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác.
    • Công cụ tài chính phát sinh: Như trái phiếu và giấy tờ có giá trị khác.
    • Các khoản phải trả khác: Như phải nộp thuế, lãi phải trả cho khách hàng và các khoản phải trả khác.
  • Vốn chủ sở hữu
    • Vốn điều lệ: Là vốn ghi trong điều lệ của ngân hàng, do chủ sở hữu cam kết góp khi thành lập và khi đầu tư thêm vào ngân hàng.
    • Thặng dư vốn cổ phần: Chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu và giá thực tế phát hành.
    • Cổ phiếu quỹ: Giá trị thực tế mua lại cổ phiếu do ngân hàng phát hành và được mua lại bởi ngân hàng.
    • Quỹ dự trữ: Bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác như quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính.

b. Thu nhập, chi phí

Thu nhập và chi phí là hai yếu tố quan trọng giúp đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chúng phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực. Đây chính là một đối tượng không thể thiếu trong kế toán ngân hàng.
Doanh thu

Thu từ hoạt động kinh doanh: Bao gồm thu từ hoạt động tín dụng, thu lãi tiền gửi, thu dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, thu lãi góp vốn, mua cổ phiếu, thu về chênh lệch tỷ giá, và thu từ hoạt động kinh doanh khác.

Thu khác: Như thu từ việc bán, thanh lý tài sản, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, và các khoản thu khác.

Chi phí

Chi hoạt động kinh doanh: Gồm chi phí phải trả lãi tiền gửi, chi phí phải trả lãi tiền vay, chi hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, chi hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, chi cho việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, chi cho hoạt động mua bán nợ, chi cho hoạt động góp vốn, mua cổ phần, chi về chênh lệch tỷ giá, chi cho hoạt động kinh doanh khác, và chi trích khấu hao TSCĐ.

Các chi phí khác: Như chi nhượng bán, thanh lý tài sản, chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xấu, chi phí thu hồi nợ quá hạn khó đòi, chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn khác, và chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được.

3. Các đối tượng mục tiêu của kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng không chỉ là việc ghi chép và xử lý các giao dịch tài chính mà còn là việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và đáng tin cậy về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các đối tượng mục tiêu chính của kế toán ngân hàng thường là:
  • Nhà quản trị ngân hàng: Cung cấp thông tin chi tiết giúp nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn, lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động kinh doanh hiệu quả.
  • Các nhà đầu tư: Thông qua báo cáo tài chính và các thông tin khác, nhà đầu tư có thể đánh giá hiệu suất, tiềm năng và rủi ro của ngân hàng, giúp họ đưa ra quyết định đầu tư thông minh.
  • Khách hàng: Khách hàng có thể hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và uy tín của ngân hàng, giúp họ tin tưởng và sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
  • Cơ quan thuế: Bằng cách cung cấp các báo cáo và thông tin tài chính chính xác, ngân hàng đảm bảo tuân thủ các quy định thuế và các yêu cầu khác của cơ quan thuế.
  • Các cơ quan quản lý khác: Đáp ứng các yêu cầu thông tin từ các cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước, giúp họ giám sát và kiểm soát hoạt động của ngân hàng.

4. Đặc điểm kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng là một lĩnh vực đặc thù, có nhiều đặc điểm riêng biệt so với các loại kế toán khác:
  • Tính trung gian tài chính: Ngân hàng hoạt động như một tổ chức trung gian tài chính, thu hút vốn từ một bên và cho vay ở một bên khác. Do đó, kế toán ngân hàng phải phản ánh rõ nét tình hình huy động và sử dụng vốn.
  • Tính giao dịch và xử lý nghiệp vụ: Ngân hàng là trung tâm thanh toán và thực hiện hàng loạt giao dịch tài chính hàng ngày. Kế toán ngân hàng phải tiếp xúc, kiểm soát và xử lý chứng từ một cách chính xác và nhanh chóng.
  • Tính cập nhật và chính xác cao: Mọi giao dịch và hoạt động tài chính cần được ghi chép chính xác, không sai sót và cập nhật kịp thời. Điều này đảm bảo ngân hàng luôn nắm bắt được tình hình tài chính của mình mỗi thời điểm.
  • Tính tập trung và thống nhất: Ngân hàng có một hệ thống tài khoản và chứng từ thống nhất, giúp việc quản lý và kiểm soát dễ dàng hơn. Mọi nghiệp vụ đều tuân theo quy trình chuẩn để đảm bảo tính minh bạch và an toàn.
  • Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp: Do số lượng giao dịch lớn và đa dạng, kế toán ngân hàng phải xử lý một lượng lớn chứng từ, từ đơn giản đến phức tạp, yêu cầu một hệ thống quản lý chặt chẽ và hiệu quả.
  • Tính tổng hợp và xã hội: Ngân hàng là nơi diễn ra nhiều hoạt động tài chính giữa các cá nhân và doanh nghiệp. Kế toán ngân hàng không chỉ phản ánh tình hình tài chính của ngân hàng mà còn phản ánh tình hình kinh tế xã hội.

5. Chứng từ kế toán ngân hàng

Chứng từ kế toán ngân hàng là các tài liệu pháp lý được lập ra để chứng minh sự phát sinh và hoàn thành của một nghiệp vụ kinh tế tại ngân hàng. Chúng cũng là cơ sở để hạch toán vào các tài khoản kế toán của ngân hàng.
  • Chứng từ kế toán ngân hàng thường được phân loại như sau:Theo công dụng và trình tự ghi sổChứng từ gốc: Đây là chứng từ được lập đầu tiên và có đầy đủ căn cứ pháp lý để chứng minh một nghiệp vụ kinh tế.
  • Chứng từ ghi sổ: Dựa trên chứng từ gốc, chứng từ này cho phép phản ánh các nghiệp vụ vào sổ sách kế toán.
  • Chứng từ gốc kiêm ghi sổ: Loại chứng từ này vừa chứng minh nghiệp vụ vừa là cơ sở pháp lý để ghi chép vào sổ sách kế toán.Theo địa điểm lập chứng từChứng từ nội bộ: Là chứng từ do ngân hàng tự lập, như bảng kê thanh toán.
  • Chứng từ do khách hàng lập: Bao gồm các chứng từ khách hàng lập để nộp vào ngân hàng, như ủy nhiệm thu hoặc séc.Theo mức độ tổng hợp Chứng từ đơn nhất: Dùng cho một nghiệp vụ kinh tế cụ thể, như phiếu chi hoặc phiếu thu.
  • Chứng từ tổng hợp: Dùng cho nhiều nghiệp vụ, như bảng kê hoặc phiếu chuyển tiền.Theo mục đích sử dụng và nội dung nghiệp vụ Chứng từ tiền mặt: Dùng cho các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, như phiếu thu hoặc giấy báo nộp tiền.
  • Chứng từ chuyển khoản: Dành cho các nghiệp vụ không dùng tiền mặt, như séc hoặc ủy nhiệm thu.Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Chứng từ giấy: Là chứng từ truyền thống được lập trên giấy.
  • Chứng từ điện tử: Là dữ liệu hoặc thông tin điện tử, thường được sử dụng trong môi trường kỹ thuật số hiện đại.

6. Nghiệp vụ kế toán ngân hàng

Dưới đây là một cái nhìn chi tiết về các nghiệp vụ kế toán cơ bản mà mỗi kế toán ngân hàng cần nắm vững:
  • Nghiệp vụ ngân quỹ và thanh toán: Đây là nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến quỹ tiền của ngân hàng, bao gồm tiền gửi, ngoại tệ và tiền mặt. Các chứng từ thường liên quan đến nghiệp vụ này bao gồm séc, phiếu thu, phiếu chi, hối phiếu và giấy nộp/nhận tiền.
  • Nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế: Đây là nghiệp vụ áp dụng cho các hoạt động thanh toán quốc tế giữa bên mua và bên bán. Các phương thức thanh toán phổ biến trong nghiệp vụ này bao gồm chuyển tiền bằng thư, điện chuyển tiền và tín dụng thư.
  • Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư tài chính: Đây là nghiệp vụ phục vụ cho các hoạt động như bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê và cho vay tài chính.
  • Nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng: Trong thời đại hiện đại, các ngân hàng thường có các giao dịch nội bộ với nhau, như thanh toán bù trừ, liên chi nhánh và giao dịch điện tử liên ngân hàng.
  • Nghiệp vụ về TSCĐ và Công cụ - Dụng cụ: Đây là nghiệp vụ liên quan đến việc quản lý và kiểm kê tài sản cố định của ngân hàng. Kế toán cần theo dõi chi phí tăng/giảm, khấu hao và chi phí sửa chữa tài sản.
  • Nghiệp vụ vốn chủ sở hữu: Đây là nghiệp vụ thống kê và báo cáo về tình hình biến động và sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
  • Nghiệp vụ kinh doanh vàng, đá quý, ngoại tê: Đây là nghiệp vụ liên quan đến việc thống kê và hạch toán các hoạt động kinh doanh vàng, đá quý và ngoại tệ.
Ngoài ra, đối với kế toán ngân hàng ở vị trí quản lý, họ cần nắm vững nghiệp vụ về lập báo cáo tài chính và kế toán, đồng thời có khả năng phân tích và tổng hợp các số liệu một cách chính xác. Để thực hiện tốt các nghiệp vụ này, kế toán ngân hàng cần có kiến thức sâu rộng về các nghiệp vụ cơ bản và kỹ năng phân tích tài chính.

7. Nhiệm vụ của một kế toán ngân hàng

Trong bộ máy hoạt động của một ngân hàng, kế toán đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu. Dưới đây bốn nhiệm vụ chính của một kế toán ngân hàng:
  • Ghi chép và phản ánh thông tin: Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán ngân hàng là ghi chép và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời tất cả các nghiệp vụ kinh tế và dịch vụ ngân hàng phát sinh. Việc này không chỉ giúp bảo vệ tài sản của khách hàng mà còn đảm bảo an toàn tài sản của chính ngân hàng.
  • Kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn: Kế toán ngân hàng có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn và tài sản của ngân hàng. Họ kiểm tra các tài khoản thu chi, đảm bảo rằng mọi giao dịch đều tuân thủ quy định và đảm bảo hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
  • Phân tích và tổng hợp số liệu: Kế toán ngân hàng cần có khả năng phân tích và tổng hợp số liệu một cách tinh tế. Thông qua việc này, họ cung cấp thông tin quý giá giúp lãnh đạo ngân hàng đưa ra những quyết định chính xác, đồng thời đề xuất các giải pháp tối ưu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
  • Phục vụ khách hàng và tổ chức công tác kế toán: Không chỉ làm việc nội bộ, kế toán ngân hàng còn có trách nhiệm phục vụ khách hàng, đáp ứng nhanh chóng và chuyên nghiệp mọi yêu cầu từ khách hàng cá nhân, tổ chức đến doanh nghiệp. Họ cần phải tổ chức công tác kế toán một cách hiệu quả, đồng thời luôn sẵn lòng tiếp nhận và giải quyết mọi vấn đề của khách hàng.
Trên đây là những thông tin quan trọng mà AGS muốn gửi tới các kế toán viên để đảm bảo tất cả nghiệm vụ kinh tế, tài chính của ngân hàng đều được phản ánh đầy đủ và chính xác. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc.

Nguồn: https://safebooks.vn/ke-toan-ngan-hang-la-gi

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ