Nước sinh hoạt có phải chịu thuế bảo vệ môi trường không?

2024/07/22

Thuếkhác

Bài viết giải đáp thắc mắc về nước sinh hoạt có phải chịu thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng không theo quy định của pháp luật.

I. Nước sinh hoạt có phải chịu thuế bảo vệ môi trường không?

Nước sinh hoạt là mặt hàng có chịu thuế bảo vệ môi trường. Trong đó, giá nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt đến tay người tiêu dùng là giá đã có thuế bảo vệ môi trường.

Nước sinh hoạt có phải chịu thuế bảo vệ môi trường không? (Ảnh minh họa)

II. Nước sinh hoạt có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?

Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC, nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt (không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác) thì phải nộp thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất 5%.
Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng với mặt hàng nước sạch là ngày ghi chỉ số nước tiêu thụ trên đồng hồ để gh hóa đơn tính tiền.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại Công văn 72571/CTHN-TTHT năm 2023 của Cục thuế Hà Nội về thuế suất thuế giá trị gia tăng như sau:

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

...

Căn cứ các quy định trên, nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 5% theo quy tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư số 219/2013/TT-BTC và không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo nghị định Nghị định 44/2023/NĐ-CP. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt chịu thuế bảo vệ môi trường thì giá tính thuế GTGT đối với nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT theo quy định tại khoản 1, Điều 7, Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

...

Căn cứ quy định nêu trên, giá tính thuế giá tính thuế đối với nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.

III. Giá nước sinh hoạt là bao nhiêu tiền 1 khối?

Khung giá nước sạch sinh hoạt tối thiểu và tối đa hiện nay được quy định tại Điều 3 Thông tư 44/2021/TT-BTC như sau:
STTLoạiGiá tối thiểuGiá tối đa
1Đô thị đặc biệt và đô thị loại 13.500 đồng/m318.000 đồng/m3
2Đô thị loại 2, loại 3, loại 4 và loại 53.000 đồng/m315.000 đồng/m3
3Khu vực nông thôn2.000 đồng/m311.000 đồng/m3
Khung giá nước sạch sinh hoạt nêu trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, được áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại khu vực đó.
Ngoài ra, theo Điều 4 Thông tư 44/2021/TT-BTC, giá nước sạch sinh hoạt cũng có thể được điều chỉnh hằng năm.
Theo đó, đơn vị cấp nước sẽ chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá nước sạch, giá nước sạch dự kiến cho năm kế tiếp.
Nếu các yếu tố chi phí để sản xuất kinh doanh nước sạch có biến động là giá nước sạch năm tiếp theo biến động tăng/giảm thì đơn vị cấp nước lập hồ sơ phương án giá nước sạch để gửi cho Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và quyết định điều chỉnh.
Trường hợp sau khi đơn vị cấp nước rà soát mà giá thành 1m3 nước sạch của năm tiếp theo biến động tăng ở mức đơn vị cấp nước có thể cân đối tài chính được thì đơn vị cấp nước có công văn gửi cho Sở Tài chính để báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc giữ ổn định đơn giá nước sạch sinh hoạt.
Nguồn: https://luatvietnam.vn/thue-phi-le-phi/nuoc-sinh-hoat-co-phai-chiu-thue-bao-ve-moi-truong-khong-565-98512-article.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ