1. Vốn chủ sở hữu là gì?
Luật doanh nghiệp không quy định cụ thể cũng như giải thích rỏ ràng về vốn chủ
sở hữu là gì. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu thường được hiểu là loại vốn do các chủ
doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong
công ty cổ phần đưa vào để phục vụ cho hoạt động của công ty. Đồng thời, là phần
tài sản thuần của doanh nghiệp hay phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi
nợ phải trả.
2. Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu?
-
Thứ nhất, về bản chất:
-
Vốn điều lệ là khoản tài sản mà chủ thể đưa vào công ty để chủ thể góp vốn
trở thành chủ sở hữu, thành viên góp vốn hoặc cổ đông của công ty đó.
-
Vốn chủ sở hữu là khoản tài sản mà những chủ thể trên thực tế đã là chủ sở
hữu của công ty, trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thu lại được.
-
Thứ hai, về cơ chế hình thành:
-
Vốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên, cổ đông góp
hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công
ty.
-
Vốn chủ sở hữu có thể hình thành do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do nhà nước
cấp, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ những nguồn thu khác của doanh
nghiệp.
-
Thứ ba, về đặc điểm:
-
Vốn điều lệ có thể được coi là một khoản tài sản hoặc cũng có thể là một
khoản nợ khi doanh nghiệp phá sản.
-
Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình
thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một
khoản nợ.
-
Thứ tư, ý nghĩa:
-
Vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với
khách hàng, đối tác. Đồng thời, đây là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh
nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận, cũng như rủi ro trong kinh
doanh đối với các thành viên góp vốn.
-
Vốn chủ sở hữu phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn
thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh
nghiệp.
3. Mối liên quan giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu như thế nào?
Tuy vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau nhưng lại có mối liên quan với nhau
trong việc giúp cho doanh nghiệp được vận hành và hoạt động hiệu quả hơn. Cụ thể
như sau:
-
Khi vốn điều lệ tăng giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển và thu lại
nhiều lợi nhuận. Khi đó, một phần lợi nhuận thu được sẽ được cộng vào và làm
tăng vốn chủ sở hữu giúp cho công ty mở rộng quy mô, phát triển tăng lợi
nhuận.
-
Vốn điều lệ công ty lớn do nhiều thành viên cùng cam kết góp vốn và chịu
trách nhiệm về tài sản hay các khoản nợ của doanh nghiệp. Điều này sẽ có lợi
trong việc giúp doanh nghiệp tạo niềm tin, sự uy tín đối với khách hàng, ổn
định vốn chủ sở hữu, thúc đẩy kinh doanh, hạn chế thua lỗ và các khoản nợ.
-
Vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sử dụng nguồn lực và sự phát triển của công
ty trong suốt quá trình hoạt động. Khi vốn chủ sở hữu tăng sẽ thu hút thêm
các nhà đầu tư, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào góp vốn và mở rộng quy mô
doanh nghiệp.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/phan-biet-von-dieu-le-va-von-chu-so-huu-moi-lien-quan-giua-von-dieu-le-va-von-chu-so-huu-nhu-the-na-601400-103875.html#:~:text=%2B%20V%E1%BB%91n%20%C4%91i%E1%BB%81u%20l%E1%BB%87%20l%C3%A0%20kho%E1%BA%A3n,doanh%20nghi%E1%BB%87p%20thu%20l%E1%BA%A1i%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c.