Doanh thu hay thu nhập là toàn bộ tiền thu được trong quá trình hoạt động của
cá nhân hoặc tổ chức thông qua mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Doanh thu
là một trong những chỉ tiêu quan trọng để phản ánh quá trình hoạt động kinh
doanh của đơn vị ở một thời điểm cụ thể. Đây cũng là một trong những phần đánh
giá hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Thực tế hiện
nay, rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp còn nhầm lẫn giữa doanh thu kế toán và
doanh thu tính thuế vì đây đều là thu nhập có được gây ảnh hưởng rất nhiều đến
hoạt động của doanh nghiệp. Làm cách nào để không bị nhầm lẫn giữa hai loại
doanh thu này? Sự khác biệt giữa doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế là
gì?
1. Căn cứ pháp lý
- Chuẩn mực kế toán số 14
- Văn bản Hợp nhất hướng dẫn về thuế văn bản số 18/VBHN-BTC
- Thông tư 200/2014/TT-BTC
2. Sự khác biệt giữa doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế
Doanh thu tính thuế với doanh thu kế toán không phải luôn giống nhau. Thời
điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể
khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế được sử dụng
để xác định số thuế phải nộp trong khi doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để
lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
Sự khác biệt giữa doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế cụ thể như sau:
2.1.Văn bản hướng dẫn doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế
- Doanh thu kế toán: được căn cứ theo Chuẩn mực kế toán (số 14); Chế độ kế toán Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Doanh thu tính thuế: được căn cứ theo Văn bản Hợp nhất hướng dẫn về thuế văn bản số 18/VBHN-BTC
2.2.Thời điểm xác lập và ghi nhận
Căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau
tùy vào từng tình huống cụ thể.
Thời điểm ghi nhận doanh thu kế toán: Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để
lập BCTC phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp
không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng. Đối với hoạt
động bản hàng hóa xuất khẩu, doanh thu kế toán chỉ được ghi nhận khi đáp ứng
đồng thời 5 điều kiện như sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
3. Một số trường hợp có sự khác biệt giữa Doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế GTGT
- Giao dịch bán sản phẩm, hàng hóa nhận tiền trước của khách hàng;
- Giao dịch cung cấp dịch vụ;
- Đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng;
- Giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp;
- Hàng biếu, tặng;
- Thu hồi từ sản xuất thử;
- Thu nhập từ góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ;….
4. Một số trường hợp có sự khác biệt giữa doanh thu, thu nhập, chi phí kế toán và doanh thu, thu nhập, chi phí tính thuế TNDN
- Thời điểm ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ;
- Phân loại khoản doanh thu, thu nhập;
- Hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ;
- Giá trị khấu hao TSCĐ và thời gian khấu hao TSCĐ;
- Khống chế mức chi một số khoản chi phí;
- Dự phòng phải trả;
- Chi phí thực tế có đủ hóa đơn, chứng từ nhưng không được tính vào chi phí được trừ;
Nguồn : https://luatsux.vn/su-khac-biet-giua-doanh-thu-ke-toan-va-doanh-thu-tinh-thue-la-gi/