I. Giá trị như một Di sản Thế giới
“
Nhà máy tơ lụa Tomioka và Tập đoàn Di sản Công nghiệp Tơ lụa” là di sản về
ngành tơ lụa hiện đại tập trung vào “
giao lưu công nghệ” giữa thế giới và Nhật
Bản, dựa trên "
sự đổi mới công nghệ" giúp sản xuất hàng loạt loại tơ tằm vốn bị
hạn chế sản xuất trong một thời gian dài. Công nghệ sản xuất hàng loạt tơ lụa do
Nhật Bản phát triển vốn từng thuộc về giai cấp thượng lưu, nay đã lan rộng đến
mọi người trên khắp thế giới, làm phong phú thêm cuộc sống và văn hóa của mọi
người.
II. Bối cảnh lịch sử
Tơ lụa được phát minh ra ở Trung Quốc vào trước Công nguyên và bắt đầu sản xuất
hàng loạt ở châu Âu vào thế kỷ 19. Vào khoảng thời gian này, Nhật Bản mở cửa và
nỗ lực nhập khẩu công nghệ, vào
năm Meiji thứ 5 (1872), Nhà máy tơ lụa
Tomioka được thành lập, hiện đại hóa các ngành dệt trên khắp cả nước. Hơn nữa,
những đổi mới độc đáo trong việc nuôi tằm cũng đã diễn ra và thành công
trong việc sản xuất ra lượng lớn kén tằm, nhờ vậy, vào đầu thế kỉ 20, Nhật Bản
đã loại tơ lụa có chất lượng tốt với giá thành rẻ trên toàn thế giới, biến lụa
dệt cao cấp trở nên quen thuộc hơn. Sau
Chiến tranh Thế giới thứ 2, thành công
trong việc tự động hóa sản xuất tơ lụa, máy ươm tơ tự động đã được xuất khẩu
trên khắp thế giới, góp phần phổ biến tơ lụa và ngày nay vẫn hỗ trợ ngành công
nghiệp tơ lụa trên thế giới.
III. Giới thiệu tài sản của Tomioka
1. Nhà máy tơ lụa Tomioka
Vào
năm Meiji thứ 5 (1872), đây là nhà máy tơ lụa cơ khí do chính phủ Minh
Trị điều hành. Sau khi tư nhân hóa, họ vẫn tiếp tục việc sản xuất tơ lụa để đưa
ngành nghề nuôi tằm và tơ lụa trong nước lên hàng đầu thế giới, với vai trò dẫn
đầu trong việc phát triển công nghệ ươm tơ. Ngoài ra, họ cũng dẫn đầu trong việc
phát triển và phổ biến các giống tằm cao cấp với sự cộng tác của gia đình
Tajima, Takayamasha, Arafune Fuken và những gia đình khác.
2. Nơi ở trước đây của Tajima Yahei
Ngôi nhà và phòng nuôi tằm này được xây dựng vào
năm Bunkyuu thứ 3 (1863) bởi
Tajima Yahei, người đã hoàn thiện phương pháp nuôi tằm “
Sei-ryou-iku”, chú trọng
đến sự thông gió. Đây là tòa nhà hai tầng mái ngói có chiều rộng khoảng 25m và chiều sâu khoảng 9m, là tòa nhà đầu tiên được lợp thông gió trên mái nhà.
3. Di sản Takayama-sha
Vào
năm Meiji thứ 16 (1883), Takayama Chogoro đã thiết lập một phương pháp nuôi
tằm gọi là “
Sei-on-iku”, giúp cân bằng giữa thông gió và kiểm soát nhiệt độ. Năm
sau, cơ quan giáo dục nghề nuôi tằm Takayamasha được thành lập ở khu vực này và
phổ biến kỹ thuật này ra toàn quốc và quốc tế, “
Sei-on-iku” đã trở thành phương
pháp nuôi tằm tiêu chuẩn quốc gia.
4. Hang gió Arafune
Được xây dựng từ
năm Meiji thứ 38 (1905) đến
năm Taisho thứ 3 (1914). Đây là
nơi lưu trữ hạt tằm (trứng tằm) sử dụng không khí lạnh thổi ra từ khe đá và bằng
cách sử dụng công nghệ làm lạnh, người ta có thể nuôi tằm nhiều lần, thay vì mỗi
năm một lần.
Nguồn: https://worldheritage.pref.gunma.jp/tomikinu/