Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác

2024/08/29

TintứcKếtoán

Hiểu chuẩn mực kế toán số 14 sẽ giúp bạn thực hiện tốt công tác kế toán doanh thu tại doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn bao giờ hết. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết chuẩn mực kế toán số 14 ngay tại bài viết dưới đây.

Chuẩn mực kế toán số 14 được ban hành để quy định, hướng dẫn những nguyên tắc/phương pháp kế toán doanh thu và các thu nhập khác bao gồm những loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, những phương pháp kế toán doanh thu, thu nhập khác để là cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.


1. Mục đích của chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác

Mục đích của chuẩn mực số 14 dùng để quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

1.1. Khái niệm doanh thu

  • Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
  • Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu.
Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng.
          Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.

1.2. Thu nhập khác

  • Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.

2. Các khoản doanh thu và thu nhập khác trong kế toán được áp dụng trên chuẩn mực số 14

Chuẩn mực số 14 áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau:

  • Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào.
  • Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán.
  • Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
+ Tiền lãi: Là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp, như: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán....
+ Tiền bản quyền: Là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tài sản, như: Bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm máy vi tính....
+ Cổ tức và lợi nhuận được chia: Là số tiền lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn.
  • Các khoản thu nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu kể trên (Nội dung các khoản thu nhập khác quy định tại đoạn 30).
    Lưu ý: Chuẩn mực này không áp dụng cho kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác được quy định ở các chuẩn mực kế toán khác.

3. Xác định doanh thu bán hàng theo chuẩn mực kế toán số 14

Tại chuẩn mực số 14 doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn cùng lúc 05 điều kiện dưới đây:
  • Doanh nghiệp đã thực hiện chuyển giao phần lớn những rủi ro và lợi ích gắn liền với những quyền sở hữu sản phẩm hoặc là hàng hóa cho bên mua.
  • Doanh nghiệp không còn nắm giữ những quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
  • Xác định tương đối chắc chắn doanh thu
  • Doanh nghiệp đã thu được hoặc là sẽ thu được những lợi ích kinh tế từ việc giao dịch bán hàng
  • Xác định được những khoản chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Việc xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong mỗi trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, với hầu hết các trường hợp thì thời điểm chuyển giao phần lớn là rủi ro có trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc là quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua.
Đối với những doanh nghiệp còn chịu phần lớn rủi ro gắn với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận.
Việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận trong trường hợp doanh nghiệp phải chịu một phần rủi ro có gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa.
Bên cạnh đó, doanh thu bán hàng được ghi nhận trong trường hợp đảm bảo là các doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Đối với trường hợp lợi ích kinh tế từ các giao dịch bán hàng còn phụ thuộc vào những yếu tố không chắc chắn nữa thì trong trường hợp này chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này là đã xử lý xong. Ngoài ra, doanh thu và chi phí liên quan đã đến cùng một giao dịch cần được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.

4. Xác định doanh thu cung cấp dịch vụ theo chuẩn mực kế toán số 14

Đối với hoạt động doanh thu của giao dịch cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Đối với những giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần của công việc đã được hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Đồng thời, kết quả giao dịch cung cấp dịch vụ sẽ được xác định khi đáp ứng được 4 điều kiện dưới đây:
  • Xác định được doanh thu tương đối chắc chắn
  • Có khả năng thu được những lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó
  • Đối với phần công việc đã hoàn thành cần được xác định vào ngày lập Bảng cân đối kế toán
  • Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành những giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Đối với trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu sẽ của dịch vụ đối với từng kỳ thường được thực hiện theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành.
Đồng thời, doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận trong điều kiện là doanh nghiệp nhận được những lợi ích kinh tế từ giao dịch. Trong trường hợp không thu được khoản doanh thu đã ghi nhận thì cần phải hạch toàn vào chi phí mà không được ghi giảm doanh thu. Trường hợp không chắc chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu phải lập ngay dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Còn những khoản nợ phải thu khó đòi trong trường hợp xác định được là không thể đòi thì cần được bù đắp bằng những nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Mỗi doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thỏa thuận được với các bên đối tác khi đáp ứng được các điều kiện sau: trách nhiệm & quyền mỗi bên của các bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ; giá thanh toán; thời hạn và phương thức thanh toán.
Đối với phần công việc đã hoàn thành sẽ được xác định theo một trong 3 phương pháp như sau và phải tùy vào bản chất của dịch vụ: đánh ra những phần việc đã hoàn thành, so sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng công việc phải hoàn thành; tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ
Trong trường hợp không tách biệt được bởi dịch vụ được thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau, được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán nhất định thì doanh thu mỗi kỳ sẽ được ghi nhận bằng phương pháp bình quân và khi có 1 hoạt động cơ bản so với những hoạt động khác thì việc ghi nhận doanh thu sẽ được thực hiện theo hoạt động cơ bản đó.
Khi kết quả của một giao dịch về cung cấp dịch vụ không thể xác định được chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận và có thể thu hồi.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu của một giao dịch về cung cấp dịch vụ, khi chưa xác định được kết quả một cách chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận bằng chi phí đã ghi nhận và có thể thu hồi được.
Trên là cách xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo chuẩn mực số 14, hy vọng bài viết này đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn.

Thông tin khác

Nguồn: Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ