Điểm hòa vốn trong kế toán quản trị

2024/08/02

TintứcTàichính

1. Khái niệm điểm hoà vốn

    Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí đã bỏ ra. Ngoài ra, điểm hòa vốn cũng có thể hiểu là điểm mà tại đó số dư đảm phí vừa đủ để bù đắp tổng định phí hoặc là thời điểm mà tất cả lợi nhuận trước thuế đều bằng 0, doanh nghiệp không lãi cũng không lỗ. 
Điểm hòa vốn được xác định theo ba tiêu chí:
  • Sản lượng hòa vốn (Break-even units): là sản lượng sản xuất của doanh nghiệp tại điểm doanh thu bằng tổng chi phí;
  • Doanh thu hòa vốn (Break-even revenue): tương tự là điểm khi tổng doanh thu bằng tổng chi phí;
  • Thời gian hòa vốn (Payback period): là khoảng thời gian cần thiết để đạt đến điểm hòa vốn.

2. Phân loại điểm hoà vốn

    Về cơ bản, điểm hòa vốn được phân loại thành 2 loại cơ bản bao gồm điểm hòa vốn kinh tế và điểm hòa vốn tài chính.

2.1. Điểm hoà vốn kinh tế

    Điểm hòa vốn kinh tế còn được gọi là điểm hòa vốn trước lãi vay. Tại điểm này, doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Khi đó, lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp bằng không. 

2.2. Điểm hoà vốn tài chính

    Điểm hòa vốn tài chính còn gọi là điểm hòa vốn sau lãi vay. Tại điểm này, doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí đã bao gồm lãi vay phải trả trong kỳ. Khi đó, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng không. 

3. Ứng dụng của điểm hoà vốn trong kế toán quản trị

3.1. Hiểu rõ mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận

    Phân tích điểm hòa vốn hay còn được biết đến là phân tích Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận (CVP analysis). Đây là một công cụ quan trọng giúp nhà quản trị hiểu được mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi và doanh thu. Bạn có thể ứng dụng để tính toán mức sản lượng cần thiết bù đắp chi phí và đạt điểm hòa vốn. Đây chính là điểm quan trọng giúp kiểm soát tốt hơn các quyết định liên quan đến chi phí.

3.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh và ra quyết định

    Dựa vào việc tính toán điểm hòa vốn, bạn có thể đánh giá tính khả thi và mức độ rủi ro của dự án thông qua việc xác định doanh số cần đạt được để chuyển từ thu nhập âm sang thu nhập dương. Từ việc đánh giá khả năng sinh lời, nhà quản trị có thể tập trung nguồn lực vào các hoạt động có lợi nhuận cao.
    Việc xác định mức sản lượng tối thiểu cần sản xuất để tránh lỗ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định sản xuất hợp lý. Tuy nhiên, nhà quản trị cũng cần lưu ý, điểm hòa vốn chỉ là một trong những chỉ số cần đánh giá khi lập kế hoạch. Trong quá trình ra quyết định kinh doanh, nhà quản trị cần cân nhắc thêm các yếu tố khác như mục tiêu, lợi nhuận, thị phần,…

3.3. Lập kế hoạch và dự báo

    Điểm hòa vốn hay việc phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận có thể giúp nhà quản trị dự báo doanh thu và lợi nhuận trong các bối cảnh thay đổi về sản lượng và mức giá. Từ đó, nhà quản trị có thể lập kế hoạch ngân sách tối ưu. 

3.4. Tối ưu hóa chiến lược giá

    Giá là vũ khí cạnh tranh rất quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường. Biết tận dụng thời cơ điều chỉnh mức giá hợp lý có thể đem lại cơ hội tăng lợi nhuận, nhưng nếu sử dụng không hợp lý có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến tài chính của doanh nghiệp. Người quản trị trong vấn đề này cần xây dựng khung giá bán phù hợp ở các mức độ sản lượng khác nhau để phòng ban thực thi có cách chủ động điều chỉnh mức giá sao cho phù hợp. Khung giá bán lúc này có thể được xây dựng dựa trên giá bán hòa vốn ở các mức độ sản lượng khác nhau. 
    Phân tích hòa vốn có thể giúp nhà quản trị tối ưu hóa chiến lược định giá bằng cách chỉ ra những thay đổi về giá, chi phí ảnh hưởng như thế nào đến điểm hòa vốn và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.     Nhà quản trị sử dụng phân tích hòa vốn để tìm ra mức giá tối ưu đồng thời xây dựng các chiến lược giảm giá, khuyến mãi giúp tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro hoặc đáp ứng thị phần mục tiêu của doanh nghiệp.

3.5. Hỗ trợ quản lý rủi ro

    Trong các tình huống kinh doanh khó khăn yêu cầu doanh nghiệp phải thắt chặt chi phí, việc quản lý rủi ro tài chính thông qua điểm hòa vốn là một trong những công cụ rất quan trọng. Phân tích hòa vốn sẽ giúp nhà quản trị tính toán lượng bán có thể giảm được bao nhiêu trước khi phát sinh lỗ.

3.6. Đánh giá hiệu suất hoạt động của các bộ phận

    Bằng việc so sánh doanh thu, chi phí thực tế với điểm hòa vốn, các doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu suất của mình, xác định những những hoạt động cần cải thiện. Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra các biện pháp giúp cải thiện hiệu suất và theo dõi tiến độ hướng lợi nhuận của doanh nghiệp.

*Thông tin khác

Thông tin ứng tuyển và Hướng dẫn

Nguồn: https://sapp.edu.vn/bai-viet-cma/xac-dinh-diem-hoa-von-trong-ke-toan-quan-tri/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ