Làm thêm khi du học Nhật Bản không chỉ giúp du học sinh trang trải chi phí
sinh hoạt mà còn là cơ hội để trải nghiệm văn hóa, cải thiện tiếng Nhật và xây
dựng mạng lưới quan hệ. Tuy nhiên, làm thêm tại cũng đi kèm với nhiêu thách
thức, từ việc tuân thủ luật pháp đến cân bằng giữa công việc và học tập. Trong
bài viết này, Công ty TNHH Kế toán AGS sẽ cung cấp cho những bạn có ý định
du học hoặc đang du học tại Nhật những hướng dẫn chi tiết và thực tế nhất về
việc làm thêm tại Nhật Bản.
Quy định về làm thêm cho du học sinh tại Nhật Bản
Giấy phép làm thêm
Trước khi bắt đầu làm thêm, du học sinh cần xin Giấy phép hoạt động ngoài tư
cách lưu trú (資格外活動許可 – Shikakugai katsudou kyoka) từ Cục Quản
lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản). Đây là điều kiện bắt buộc và quy trình xin giấy
phép cũng khá đơn giản.
- Bước 1: điền vào mẫu đơn xin phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú. Du học sinh có thể lất mẫu này tại Cục Xuất nhập cảnh hoặc tải xuống từ trang web của họ
- Bước 2: nộp đơn kèm theo thẻ cư trú (在留カード – Zairyuu kado) và hộ chiếu
- Bước 3: sau khoảng 1 – 2 tuần, du học sinh sẽ nhận được giấy phép nếu đủ điều kiện
Lưu ý
Giấy phép này giới hạn thời gian làm thêm tối đa là 28h mỗi tuần trong
thời gian học kỳ và 40h mỗi tuần trong kỳ nghỉ. Việc làm quá giờ quy định có
thể dẫn đến việc bị hủy visa và trục xuất.
Công việc bị hạn chế
Một số linh vực công việc bị cấm đối với du học sinh, bao gồm:
- Công việc liên quan đến giải trí người lớn: làm việc tại quán bar, hộp đêm, cơ sở karaoke hoặc các địa điểm giải trí người lớn khác đều bị cấm. Vi phạm có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như bị trục xuất
- Công việc không hợp pháp: tuyệt đối tránh xa những công việc không hợp pháp hoặc không rõ ràng về mặt pháp lý. Hãy chọn các công việc an toàn và hợp pháp để đảm bảo không vi phạm luật pháp Nhật Bản
Cách tìm việc làm thêm phù hợp
Sử dụng mạng lưới quan hệ
Ở Nhật Bản, mạng lưới quan hệ cá nhân (人脈 – Jinmyaku) đóng vai trò
rất quan trọng trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm. Du học sinh có thể tận
dụng:
- Giáo viên và bạn bè người Nhật: họ có thể giới thiệu bạn đến các cơ hội việc làm phù hợp
- Các cộng đồng du học sinh: tham gia các nhóm hoặc câu lạc bộ của du học sinh tại trường hoặc trên các mạng xã hội như Facebook sẽ giúp du học sinh nắm bắt được nhiều thông tin hữu ích về việc làm
Các trang web tìm việc uy tín
Dưới đây là một số trang web phổ biến giúp du học sinh tìm việc làm thêm tại
Nhật Bản:
- GaijinPot: trang web này cung cấp nhiều công việc part-time dành cho người nước ngoài, với các lĩnh vực đa dạng tư giảng dạy tiếng Anh đến làm việc tại các cửa hàng
- Townwork: đây là một trang web phổ biến dành cho việc tìm kiếm các công việc bán thời gian. Trang này có giao diện thân thiện và cho phép du học lọc công việc theo khu vực và ngành nghề
- Baitoru: trang web này có nhiều lựa chọn việc làm thêm trong các ngành như nhà hàng, khách sạn, bán lẻ. Baitoru cũng cung cấp thông tin chi tiết về mức lương và giờ làm việc
Lưu ý về trình độ tiếng Nhật
Khả năng tiếng Nhật của bạn cũng ảnh hưởng lớn đến loại công việc bạn có thể
xin được:
- Tiếng Nhật cơ bản: các công việc không yêu cầu giao tiếp nhiều như phát tờ rơi, làm trong nhà hàng hoặc công việc giao hàng
- Tiếng Nhật trung và cao cấp: khi khả năng tiếng Nhật tốt hơn, bạn có thể tìm kiếm các công việc yêu cầu nhiều kỹ năng hơn như trợ giảng, gia sư tiếng Anh hoặc nhân viên văn phòng
Mẹo nhỏ
Hãy thử sử dụng các cụm từ như “日本語ができない外国人向けバイト
– Nihongo ga dekinai gaikokujin muke baito” (việc làm part-time cho người nước
ngoài không biết tiếng Nhật) khi tìm kiếm, để lọc ra các công việc phù hợp với
trình độ tiếng Nhật của bạn.
Cân bằng giữa học tập và làm thêm
Sắp xếp thời gian hợp lý
Việc sắp xếp thời gian hợp lỹ giữa học tập và làm thêm là yếu tố quan trọng để
bạn không bị quá tải
- Lập kế hoạch cụ thể: sử dụng một lịch trình chi tiết để ghi lại giờ học, giờ làm và thời gian dành cho các hoạt động cá nhân
- Ưu tiên việc học: hãy nhớ rằng mục đích chính khi du học là học tập, vì vậy hãy luôn đảm bảo bạn hoàn thành tốt các bài tập và kỳ thi trước khi nhận thêm ca làm
Đừng quá ham làm thêm
Việc làm thêm quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề như:
- Căng thẳng và kiệt sức: làm việc quá sức có thể dẫn đến stress, ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần
- Giảm sút kết quả học tập: nếu không cân bằng tốt, bạn có thể bị giảm sút trong học tập, thậm chí dẫn đến việc phải gia hạn thời gian học hoặc mất học bổng
Quyền lợi và bảo vệ quyền lợi khi làm thêm
Lương và quyền lợi
Theo quy định của Nhật Bản, mọi người lao động, bao gồm cả du học sinh, đều
được bảo vệ bởi các quy định về lương tối thiểu và quyền lợi lao động
- Lương tối thiểu: mức lương tối thiểu ở Nhật Bản khác nhau tùy theo khu vực, dao động từ 650 – 1200 yên/giờ. Ví dụ: tại Tokyo, mức lương tối thiểu vào khoảng 1.072 yên/giờ (tính đến năm 2024)
- Bảo hiểm xã hội: nếu bạn làm việc trên 20h mỗi tuần và có hợp đồng dài hạn, bạn có thể được yêu cầu tham gia bảo hiểm xã hội. Hãy tìm hiểu kỹ về các quyền lợi này để đảm bảo bạn không bị thiệt thòi
Chống lại sự bóc lột
Nếu du học sinh gặp tình trạng bị ép làm việc quá giờ, trả lương thấp hơn thỏa
thuận hoặc bị đối xử bất công:
- Ghi lại mọi thông tin: hãy lưu giữ các bằng chứng như lịch làm việc, bảng lương, hợp đồng lao động để có cơ sở khi cần khiếu nại
- Liên hệ với công đoàn: du học sinh có thể tìm đến công đoàn (労働組合 – Roudou kumiai) hoặc các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động để được hỗ trợ
Làm thêm tại Nhật Bản không chỉ là cách kiếm thêm thu nhập mà còn là một số
phần quan trọng trong hành trình du học của bạn. Đây là cơ hội để bạn học hỏi,
trải nghiệm và phát triển bản thân. Tuy nhiên, để có một trải nghiệm làm thêm
an toàn và bổ ích, hãy luôn tuân thủ các quy định pháp luật, lựa chọn công
việc phù hợp và biết cách quản lý thời gian của mình.
Chúc các bạn có một hành trình du học tại Nhật Bản thành công và ý nghĩa!!!
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
[Vị trí] Trợ lý Tiếng Nhật
Bạn đang tìm kiếm một cơ hội việc làm liên quan đến Tiếng Nhật? Cơ hội này có thể là sự bắt đầu tuyệt vời cho bạn. Công ty AGS đang tìm kiếm những ứng viên tiềm năng. Tìm hiểu ngay về vị trí Trợ lý tiếng Nhật tại AGS bạn nhé!
Bạn đang tìm kiếm một cơ hội việc làm liên quan đến Tiếng Nhật? Cơ hội này có thể là sự bắt đầu tuyệt vời cho bạn. Công ty AGS đang tìm kiếm những ứng viên tiềm năng. Tìm hiểu ngay về vị trí Trợ lý tiếng Nhật tại AGS bạn nhé!
Nguồn: Tổng hợp