1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp là gì?
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phương pháp gián tiếp) là báo cáo tài chính tổng
hợp, phản ánh tổng quát các dòng tiền vào và dòng tiền ra của Doanh nghiệp
trong một kỳ hoạt động (chi tiết theo hoạt động SXKD, hoạt động đầu tư và
hoạt động tài chính).
Riêng dòng tiền hoạt động SXKD được xác định bằng cách điều chỉnh lợi nhuận
trước thuế TNDN khỏi ảnh hưởng của các khoản mục doanh thu, chi phí không
bằng tiền và các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, chi phí trả trước, các
khoản phải thu, phải trả,…
2. Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp được lập dựa trên cơ
sở sổ sách và các báo cáo sau đây:
- Thứ nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp được lập dựa trên Bảng Cân đối kế toán;
- Thứ hai, dựa trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Thứ ba, dựa trên Thuyết minh báo cáo tài chính;
- Thứ tư, dựa trên cơ sở Sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng” và “Tiền đang chuyển”;
- Thứ năm, lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp dựa trên Sổ kế toán các Tài khoản hàng tồn kho, Tài khoản phải thu, Tài khoản phải trả của hoạt động kinh doanh;
- Thứ sáu, dựa trên Sổ kế toán các Tài khoản khác có liên quan;
- Thứ bảy, căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;
- Cuối cùng, dựa trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước để lấy số dư đầu kỳ.
3. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp
Trong phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp, quá trình xác
định luồng tiền vào và ra từ hoạt động kinh doanh bắt đầu bằng việc điều
chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh. Mục tiêu là loại
bỏ ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các biến đổi trong kỳ
của hàng tồn kho và các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh,
cùng với những khoản ảnh hưởng đến luồng tiền từ hoạt động đầu tư, cụ thể
như sau:
- Thứ nhất là các khoản chi phí không bằng tiền bao gồm các khoản khấu hao TSCĐ và dự phòng, loại bỏ ảnh hưởng của chúng đối với lưu chuyển tiền tệ;
- Thứ hai là các khoản lãi, lỗ không phải bằng tiền như các khoản lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện;
- Thứ ba là các khoản lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư từ việc thanh lý nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư, lãi từ cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia;
- Cuối cùng là chi phí lãi vay: Bao gồm chi phí lãi vay đã được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
- Thứ nhất, thay đổi vốn lưu động, khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh.
- Thứ hai, các khoản chi phí trả trước.
- Thứ ba là các khoản lãi tiền vay đã trả; Thuế TNDN đã nộp.
- Cuối cùng là các khoản thu, chi khác từ hoạt động kinh doanh.
4. 5 chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp
- Chỉ tiêu thứ nhất: trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp, lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu thể hiện tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ báo cáo;
- Chỉ tiêu thứ hai: Khấu hao tài sản cố định và bất động sản đầu tư, doanh nghiệp cần loại bỏ số tiền khấu hao đối với XDCB (Xây dựng cơ bản) dở dang trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính vào số khấu hao của phần giảm nguồn tài trợ TSCĐ hiện có;
- Chỉ tiêu thứ ba: Các khoản dự trữ, những khoản dự trữ phản ánh sự trích trước, hoàn nhập và sử dụng trong kỳ của các khoản dự trữ đối với luồng tiền trong báo cáo sẽ được phản ánh;
- Chỉ tiêu thứ tư: Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư, tổng lãi lỗ của kỳ hiện tại sẽ được tính vào lợi nhuận trước thuế, nhưng sẽ được phân loại là một phần của luồng tiền từ hoạt động đầu tư;
- Chỉ tiêu thứ năm: Tăng/giảm hàng tồn kho, bút toán này sẽ được tạo ra dựa trên chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của đối tượng kiểm kê, nhằm phản ánh sự biến đổi của hàng tồn kho trong kỳ báo cáo.
Nguồn:https://sapp.edu.vn/bai-viet-acca/bao-cao-luu-chuyen-tien-te-gian-tiep/#11_Bao_cao_luu_chuyen_tien_te_gian_tiep_la_gi