1. Thuế vãng lai là gì?
Thuế vãng lai là thuế giá trị gia tăng tạm nộp cho ngân sách tỉnh nơi phát
sinh các hoạt động kinh doanh, xây dựng, lắp đặt, bán hàng, chuyển nhượng bất
động sản khi trụ sở chính của doanh nghiệp không thuộc tỉnh đó.
2. Đối tượng nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh
2.1 Quy định cũ về kê khai thuế vãng lai ngoại tỉnh theo thông tư 156/2013/TT-BTC
Căn cứ theo quy định tại Điều 2, Khoản 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ
sung Điểm đ Khoản 1 & Khoản 6, Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC. Như vậy, nếu đáp ứng các điều kiện sau thì doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế
vãng lai ngoại tỉnh:
- Các công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng có giá trị 1 tỷ đồng trở lên (đã bao gồm cả thuế GTGT) hoặc chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh (không phân biệt giá trị)
- Không có đơn vị trực thuộc tại địa phương khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính.
Lưu ý
- Nếu có nhiều hạng mục xây dựng ngoài tỉnh mà tổng giá trị các hạng mục trên 1 tỷ đồng thì vẫn phải thực hiện nộp thuế vãng lai.
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình không được coi là hoạt động xây dựng, lắp đặt nên không phải nộp thuế vãng lai.
- Nếu công ty chỉ thực hiện hoạt động xây dựng cho dự án do công ty khác làm chủ đầu tư thì cũng không phải kê khai nộp thuế vãng lai
Tuy nhiên, Thông tư 156/2013/TT-BTC đã hết hiệu lực từ ngày 1/1/2022 và Điều
2, Khoản 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC bị bãi bỏ bởi Điều 87 Thông tư
80/2021/TT-BTC. Vì vậy, các quy định liên quan đến thuế vãng lai ngoại tỉnh
theo 2 thông tư này đã không còn hiệu lực
2.2 Quy định mới về kê khai thuế vãng lai ngoại tỉnh theo thông tư 80/2021/TT-BTC
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 80, các doanh nghiệp sẽ phân bổ số thuế cần nộp
với các trường hợp như sau:
- Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;
- Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
- Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
- Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
3. Kê khai thuế vãng lai ngoại tỉnh
Kế toán doanh nghiệp vẫn lập tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT Thông tư 80 với 100% doanh số và số thuế phát sinh trong kỳ.
Lưu ý
- Không kê khai vào chỉ tiêu [39] trên tờ khai và không lập phụ lục 01-5/GTGT để phù hợp với quy định mới tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 80/2021/TT-BTC, khắc phục tình trạng chuyển số thuế đã nộp thành số thuế còn được khấu trừ nhưng không có cơ chế hoàn trả cho người nộp thuế như quy định trước đây.
- Chỉ kê khai phụ lục 01-5/GTGT để khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh đối với công trình khác tỉnh khác nơi trụ sở của doanh nghiệp.
Nếu trong kỳ không phát sinh số thuế GTGT đầu ra phải nộp thì giá trị 2% thuế
GTGT đã khấu trừ của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào chứng từ đã nộp có liên quan
để hạch toán trong sổ sách.
Nếu trong kỳ có phát sinh số thuế GTGT đầu ra phải nộp thì sẽ chỉ tạm nộp thuế
GTGT khi đã bù trừ với số 2% mà doanh nghiệp đã bị khấu trừ trước đó. Đồng
thời, doanh nghiệp cần cung cấp hồ sơ, chứng từ có liên quan đến việc khấu
trừ/trích nộp 2% vào kho bạc nhà nước để đề nghị cơ quan Thuế bù trừ giảm
khoản phải nộp của doanh nghiệp.
4. Hạch toán thuế vãng lai ngoại tỉnh
Đối với trường hợp trong kỳ không phát sinh số thuế GTGT đầu ra phải nộp, kế
toán hạch toán thuế vãng lai ngoại tỉnh như sau:
Nợ TK 33311 (tức là đã nộp thừa thuế GTGT)
Có TK 131 (Sẽ được bù trừ khi phát sinh số thuế GTGT đầu ra phải nộp)
Có TK 131 (Sẽ được bù trừ khi phát sinh số thuế GTGT đầu ra phải nộp)
*Thông tin khác
Thông tin ứng tuyển và Hướng dẫn
Nguồn: https://amis.misa.vn/22969/thue-vang-lai-la-gi-cach-hach-toan-thue-vang-lai-chinh-xac-nhat/