Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề 4 quy định cơ bản cần nắm
rõ của thuế giá trị gia tăng.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Thuế giá trị gia tăng là gì
Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:
Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, được tính trên phần giá trị tăng thêm
của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến
tiêu dùng.
2. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
Theo Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, đối tượng nộp thuế GTGT bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
3. 3 trường hợp không cần khai nộp thuế giá trị gia tăng
Trường hợp 1
Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền
bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng
quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Trường hợp 2
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức
nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối
tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: sửa chữa phương tiện
máy móc, thiết bị, quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến đầu tư,...
Trường hợp 3
Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài
sản.
4. Cách tính thuế giá trị gia tăng
a. Tính thuế theo phương pháp khấu trừ
Căn cứ theo Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi Khoản 4
Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013) tính thuế VAT theo phương
pháp khấu trừ như sau:
Số thuế VAT phải nộp = Số thuế VAT đầu ra - Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ
b. Tính thuế theo phương pháp trực tiếp
Đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý
Số thuế phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế VAT
Trong đó:
- Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
- Thuế suất thuế VAT của hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý là 10%
Đối với hoạt động không phải là mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý
Số thuế VAT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu
Trong đó tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
- Đối với dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Đối với hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Đối với sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Đối với hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích.
Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ
hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://luatvietnam.vn/thue-phi-le-phi/thue-gia-tri-gia-tang-565-30088-article.html