5 phương pháp thẩm định dự án đầu tư

2024/09/12

TintứcTàichính

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về các phương pháp thẩm định dự án đầu tư. AGS muốn chỉa sẻ về chủ đề này bởi việc thẩm định dự án là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
thẩm định đầu tư

1. Thẩm định dự án đầu tư là gì?

Thẩm định dự án đầu tư là quá trình tìm kiếm, đánh giá, phân tích, chấp nhận và bác bỏ nội dung dự án trên cơ sở tính khả thi của việc thực hiện dự án, các điều kiện kinh tế, xã hội, pháp luật, luật pháp quốc gia, v.v. để quyết định xem có nên đầu tư và tài trợ cho dự án hay không.

2. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư

Để đảm bảo chất lượng của việc thẩm định dự án, chúng ta có thể áp dụng một trong 5 phương pháp thẩm định dưới đây.

2.1. Phương pháp thẩm định trình tự.

Phương pháp này yêu cầu người thẩm định đi từ tổng quát tới chi tiết, dùng kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau:
  • Thẩm định tổng quát:
Đó là việc xem xét tổng thể các nội dung chính và các tiêu chuẩn của đánh giá nhu cầu dự án đầu tư. Giúp người xem hình dung tổng quan và quy mô của dự án. Tuy nhiên, việc đánh giá tổng thể chưa có chiều sâu, khó tìm ra những yếu tố bất hợp lý để sửa đổi, chấp nhận hoặc loại bỏ.
  • Thẩm định chi tiết:
Sau khi đánh giá toàn diện, hãy đi vào chi tiết. Chuyên gia thẩm định đã nghiên cứu kỹ lưỡng từng chi tiết của dự án từ điều kiện pháp lý, tính khả thi đến hiệu quả dự án.
Người thẩm định đưa ra nhận xét về từng nội dung và các tiêu chí xem xét để đánh giá, phê duyệt, loại bỏ hoặc sửa đổi. Nếu một số khía cạnh thực chất của dự án bị từ chối, có nghĩa là dự án không còn giá trị đáng kể khi thực hiện, toàn bộ đề xuất có thể bị từ chối bất kể nội dung.

2.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu.

Là cách để so sánh các chỉ tiêu chủ yếu của một dự án với các dự án đã, đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Từ đó rút ra những ưu nhược điểm của dự án đánh giá từ đó đưa ra quyết định đầu tư dự án đúng đắn. Một số tiêu chuẩn để so sánh, đối chiếu với nội dung của dự án đánh giá như sau (tùy từng dự án sẽ sử dụng các tiêu chuẩn so sánh khác nhau):
  • Chỉ số cấp kỹ thuật xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế quốc gia
  • Chỉ số kỹ thuật thiết bị
  • Các chỉ tiêu tổng hợp về cơ cấu vốn và suất đầu tư.
  • Các tiêu chí trong về sản xuất: chi phí nhân lực, vật lực, quản lý, tiền lương, tiêu hao năng lượng sản xuất,…

2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy.

Phương pháp này giúp xem xét các yếu tố thay đổi: chi phí đầu tư dư thừa, sản lượng đầu ra thấp, giá trị gia tăng đầu vào, giá tiêu dùng giảm, … Nó giúp hiểu được dự án nhạy cảm với yếu tố nào và yếu tố nào cần tránh, từ đó có các biện pháp phù hợp. thực hiện để giảm rủi ro.
Quy trình thực hiện phương pháp này:
Bước 1: Tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu xem xét
Bước 2: Sắp xếp các yếu tố và cho chúng thay đổi theo 1 tỉ lệ nhất định (tăng, giảm 5%, 10%, 15%).
Bước 3: Tiến hành tính toán lại những chỉ tiêu hiệu quả và đưa ra kết luận.

2.4. Phương pháp dự báo.

Sử dụng số liệu điều tra, thống kê, áp dụng các phương pháp dự báo phù hợp, đánh giá, kiểm tra cung cầu sản phẩm của dự án sau khi sản xuất (xây dựng xong) đưa ra thị trường tiêu thụ. Mặt khác, việc thẩm định thiết bị, nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án.
Nếu số liệu thống kê, dự báo và dự án đầu tư mang lại lợi nhuận cao, rủi ro tối thiểu, tính khả thi cao thì thẩm định viên sẽ quyết định đầu tư và ngược lại.

2.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro.

Đây là một phương pháp thực hiện nhấn mạnh đến tính an toàn để đảm bảo việc hoàn thành và vận hành dự án diễn ra suôn sẻ. Vì vậy, người đánh giá phải dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Bên cạnh đó phân tán bớt rủi rohạn chế tối đa tác động của chúng gây ra.
Các rủi ro thường sẽ được phân thành hai giai đoạn:
  • Giai đoạn khi thực hiện dự án: Trong giai đoạn thực hiện dự án, có thể có rủi ro liên quan đến tiến độ, hạn chế chi tiêu tài chính hoặc tác động khách quan. Bao gồm rủi ro về sự chậm trễ, đầu tư quá mức, cung cấp dịch vụ không đảm bảo, rủi ro tài chính, rủi ro thiên tai và rủi ro chính trị.
  • Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động: Trong giai đoạn này, rủi ro thường liên quan đến tài chính và quản lý nguồn nhân lực. Bao gồm rủi ro đầu tư không có kế hoạch, thiếu vốn thương mại, rủi ro quản lý dự án và rủi ro bất khả kháng (thiên tai, hỏa hoạn, v.v.)

Tạm kết

Một dự án sẽ thành công nếu được thẩm định đúng đắn. Mỗi phương pháp thẩm định đều thể hiện một cách thức tiếp cận và phương thức vận dụng riêng. Vì vậy, người thẩm định dự án có thể dựa vào lĩnh vực của dự án mà xem xét và lựa chọn phương án thẩm định phù hợp nhất.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. 
Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://sapp.edu.vn/bai-viet-acca/phuong-phap-tham-dinh-du-an-dau-tu/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ