Dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt (Sửa đổi) - Những vấn đề cốt lõi

2024/09/27

ThuếTTĐB

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt (Sửa đổi) - Những vấn đề cốt lõi. Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế, người lao động đang muốn tìm hiểu về cách tính thuế. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được ban soan thảo xin ý kiến rộng rãi. Để góp phần nâng cao chất lượng dự thảo Luật, bài viết nêu một số ý kiến trực tiếp vào nội dung dự thảo Luật Thuế TTĐB (lần thứ 2)
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

I. Về đối tượng chịu thuế và không chịu thuế tiêu thụ đặt biệt

Theo Luật hiện hành, mới có 10 nhóm hàng hóa và 6 nhóm dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế chưa thực sự rõ ràng, thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng chưa đủ tác dụng để hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội, thiếu quy định hoàn trả thuế TTĐB đối với số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết đối với một số mặt hàng cần khuyến khích sản xuất, tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường.

1) Nên mở rộng đối tượng chịu thuế

  • Cần mở rộng đối tượng chịu thuế đối với một số mặt hàng: rượu bia, nước ngọt có ga không cồn, một số loại sản phẩm điện tử, sản phẩm pin, thủy tinh và pha lê, mô tô, xe vận hành trên mặt nước, nước hoa và mỹ phẩm, đá granit, bóng chơi gôn và dụng cụ chơi gôn; đồng hồ đeo tay cao cấp; thuyền sử dụng trong du thuyền, đũa gỗ dùng một lần; sàn gỗ....
  • Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB (điều 2), ngoài thuốc lá và chế phẩm thuốc lá theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, “rượu” theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ... Luật sửa đổi bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml, điều hòa nhiệt độ 90.000 BTU trở xuống.
Tuy nhiên, cần cân nhắc mặt hàng điều hòa nhiệt độ 90.000 BTU trở xuống, nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB (điểm l khoản 1 Điều 2 dự thảo Luật).

2) Đối với dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB

Cần quy định rõ hơn kinh doanh đặt cược, hoạt động kinh doanh golf để luật hóa quy định đang thực hiện ổn định tại văn bản dưới Luật.

3) Về đối tượng không chịu thuế TTĐB

Quy định rõ hàng hóa nhập khẩu không chịu thuế TTĐB “quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp trong định mức được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”. Quy định “quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam. Quy định rõ đối với hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu Quy định về tàu bay, du thuyền thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB để phù hợp với mục tiêu thu thuế TTĐB những mặt hàng cao cấp.

II. Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Có thể nhận thấy, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm như luật thuế TTĐB hiện hành khuyến khích sản xuất và tiêu dùng sản phẩm giá rẻ với sản phẩm rượu bia có lượng cồn nguyên chất cao, từ đó dẫn tới nguy cơ cao hơn về an toàn thực phẩm và sức khỏe.

Vì vậy, việc áp dụng thêm thuế tuyệt đối khiến các nhà sản xuất có động lực để đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị sản phẩm, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm bảo đảm sức khỏe hơn. Đối với sản phẩm rượu, bia mức cấu phần thuế tuyệt đối hợp lý làm giảm nồng độ cồn của sản phẩm rượu bia.

III. Thời điểm xác định thuế TTĐB

Để phù hợp với  nguyên tắc và chuẩn mức kế toán về xác định thời điểm ghi nhận doanh thu  bán hàng và cung cấp lao vụ dịch vụ, đề nghị  Điều 7, dự thảo Luật cần quy định lại rõ hơn như sau :
  • Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa là thời điểm hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

IV. Hoàn thuế, khấu trừ thuế TTĐB

Điều 9 dự thảo luật đã quy định về hoàn thuế. Trong đó, quy định rõ hơn hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu ra nước ngoài; bổ sung quy định hoàn thuế đối với số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết của xăng khoáng nguyên liệu dùng để sản xuất, pha chế xăng sinh học.

Nên chăng quy định cho phép hoàn thuế TTĐB đối với hàng hóa và dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB được sử dụng trong khu công nghiệp sinh thái, trong khu đô thị sinh thái và trong kinh tế tuần hoàn... để khuyến khích phát trển đô thị sinh thái, đô thị thông minh, phát triển năng lượng tái tại, tạo lập cuộc sống hài hòa với môi trường sinh thái, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường.

Hy vọng Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận và sớm thông qua với chất lượng và tính khả thi cao, góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều chỉnh hành vi tiêu dùng của các giai tầng trong xã hội.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://quochoi.vn/tintuc/Pages/goc-nhin.aspx?ItemID=89317

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ