1. Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP có giải thích về khu chế xuất như sau:- Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này.
- Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Doanh nghiệp chế xuất có được yêu cầu bên nhận gia công cung ứng toàn bộ nguyên phụ liệu gia công không?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 42 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định:"Điều 42. Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công
...
2. Đối với bên nhận gia công:
a) Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công và đối với sản phẩm gia công xuất khẩu.
b) Được thuê thương nhân khác gia công.
c) Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước.
d) Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện thì phải tuân thủ các quy định về giấy phép, điều kiện.
đ) Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
e) Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công.
3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc; thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu quy định tại Điểm e Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều này được quy định như sau:
a) Phải tuân thủ quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
b) Phải có hợp đồng mua bán ký giữa thương nhân nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài với thương nhân nhập khẩu."
3. Doanh nghiệp chế xuất có được phép kinh doanh mua bán hàng hóa tại Việt Nam không?
Theo khoản 7 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP có quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, cụ thể như sau:"Điều 30. Quy định
riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
...
7. Doanh
nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt
động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán
hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại
Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng
hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi
nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động
này."
Theo đó, doanh nghiệp chế xuất được phép kinh doanh hoạt động mua bán
hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thuong-nhan-san-xuat-che-bien-khi-cong-bo-co-so-pha-chekhi-gui-ban-tu-cong-bo-bang-nhung-hinh-thuc--70613.html#google_vignette