Hóa đơn giấy thiếu số lượng và đơn vị tính có phải hóa đơn hợp pháp hay không?

2024/11/07

ThuếLuậtHóađơn

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Hóa đơn như thế nào là hợp pháp. Bài viết dành cho các cửa hàng buôn bán và kế toán viên đang phụ trách phần thuế luật hóa đơn để tránh xảy ra sai sót khi xuất hóa đơn. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì đây là một chủ đề đang nhập được rất nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp trên cả nước. 
Hãy cùng AGS tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết bên dưới nhé.
Hóa đơn hợp pháp AGS

Định nghĩa của hóa đơn hợp pháp

Căn cứ tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn hợp pháp được định nghĩa như sau:
7. Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Trong đó, theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là việc:
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ giả;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
  • Sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
  • Sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
  • Sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • Sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
Ngoài ra, cũng theo quy định tại Điều này thì hóa đơn được giải thích là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

Hóa đơn giấy thiếu số lượng và đơn vị tính thì có phải là hóa đơn hợp pháp hay không?

Căn cứ tại điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nội dung của hóa đơn:

6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng. Điểm a. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ. 

Theo đó, có thể thấy rằng, đơn vị tính, số lượng hàng hóa, dịch vụ là một trong những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên hóa đơn. Đồng thời, như đã phân tích ở trên thì hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Như vậy, nếu hóa đơn giấy thiếu số lượng và đơn vị tính không được xem là hóa đơn hợp pháp, trừ một số trường hợp được quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP không cần thể hiện số lượng, đơn vị tính trên hóa đơn, cụ thể như sau:
  • Tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá;
  • Hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
  • Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, tên địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
  • Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp quốc phòng an ninh phục vụ hoạt động quốc phòng an ninh theo quy định của Chính phủ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính; số lượng; đơn giá; phần tên hàng hóa, dịch vụ ghi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng ký kết giữa các bên.
Lưu ý: Đối với dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính” mà đơn vị tính xác định theo từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ cung cấp.

Nguyên tắc chung trong việc xây dựng thông tin hóa đơn, chứng từ là gì?

Nguyên tắc chung trong việc xây dựng thông tin hóa đơn, chứng từ được quy định tại Điều 41 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
  1. Hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ phải được xây dựng và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin.
  2. Cơ sở dữ liệu hóa đơn, chứng từ phải bảo đảm phục vụ kịp thời cho công tác quản lý thuế, quản lý khác của nhà nước; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm tính an toàn, bảo mật và an ninh quốc gia.
  3. Các thông tin, dữ liệu về hóa đơn, chứng từ được thu thập, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng thường xuyên; đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan.
  4. Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu về hóa đơn, chứng từ phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời.
  5. Cơ sở dữ liệu hóa đơn, chứng từ được xây dựng và kết nối, chia sẻ trên môi trường điện tử phục vụ quản lý, khai thác, cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu thuận tiện, hiệu quả.
  6. Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu hóa đơn, chứng từ phải đảm bảo đúng mục đích, tuân theo các quy định của pháp luật.
  7. Cơ sở dữ liệu về hóa đơn, chứng từ được kết nối, trao đổi với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/hoa-don-giay-thieu-so-luong-don-vi-tinh-co-phai-hoa-don-hop-phap-hay-khong-hieu-nhu-the-nao-ve-hoa--67824-151929.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ