Quỹ bảo hiểm vi mô có hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh thu nhập chịu thuế có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?

2024/11/08

ThuếTNDN

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Quỹ bảo hiểm vi mô có hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh thu nhập chịu thuế có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế mà bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá làm việc đều sẽ gặp phải.

Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bảo hiểm vi mô là gì?

Căn cứ Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, bảo hiểm vi mô là bảo hiểm hướng tới các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp nhằm bảo vệ họ trước những rủi ro về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

Đặc điểm của bảo hiểm vi mô

Bảo hiểm vi mô được xem là một bộ phận của tài chính vi mô (Microfinance), bảo hiểm vi mô hướng tới hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp bằng cách cung cấp các gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của họ.

Bảo hiểm vi mô thông thường sẽ xuất hiện ở những đất nước đang phát triển, nơi mà thị trường bảo hiểm hiện tại hoạt động không hiệu quả hoặc thậm chí không tồn tại. Giá trị bảo hiểm vi mô thấp hơn những loại bảo hiểm thông thường khác, vì vậy những người mua loại bảo hiểm này chỉ cần đóng số tiền bảo hiểm nhỏ hơn đáng kể.

Cũng tương tự như những bảo hiểm thông thường, bảo hiểm vi mô bảo vệ cho rất nhiều loại rủi ro. Bao gồm cả những rủi ro về sức khoẻ và rủi ro về tài sản. Có thể liệt kê như bảo hiểm mùa màng, bảo hiểm vật nuôi/ gia súc, bảo hiểm trộm cắp hoặc hoả hoạn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tử vong, bảo hiểm tàn tật và bảo hiểm thiên tai…

2. Quy định về người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định về người nộp thuế như sau:

Người nộp thuế 

1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; 

b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; 

c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã; 

d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; 

đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập. 

2. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: 

a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam; 

b) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó; 

c) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú; 

d) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. 

3. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm: 

a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam; 

b) Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

c) Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác; 

d) Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài; 

đ) Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Theo đó, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ thực hiện theo quy định bên trên.

3. Quỹ bảo hiểm vi mô có hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh thu nhập chịu thuế có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 43570/CTHN-TTHT năm 2022 hướng dẫn chính sách thuế đối với Quỹ bảo hiểm vi mô theo đó:

Trường hợp Quỹ bảo hiểm vi mô có hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

Trường hợp thu nhập phát sinh thuộc các trường hợp quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì thuộc thu nhập được miễn thuế.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/quy-bao-hiem-vi-mo-co-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh-phat-sinh-thu-nhap-chiu-thue-co-phai-nop-thue-t-37388.html#google_vignette

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ