Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS xin được
trình bày về trường hợp chi phí tổ chức khám sức khỏe cho người lao động thì
có được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hay không, bài viết
sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng và cần thiết để bạn nắm rõ hơn
về những quy định của thuế TNDN.
Chi phí tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động có được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ khoản 6 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như
sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều
trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy
định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch
toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Như vậy, theo quy định trên chi phí tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người
lao động do doanh nghiệp chi trả sẽ được hạch toán vào chi phí được trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không
Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề
nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ
sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình
dục tại nơi làm việc;
Và tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định
người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh
nghề nghiệp, thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp cho người lao động.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy
định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần
cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là
người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được
khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, hằng năm doanh nghiệp phải tổ chức
khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất một lần.
Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,
người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao
động cao tuổi thì doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06
tháng một lần.
Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động thì doanh nghiệp có bị phạt ?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một
trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;
b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của
người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người
lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động
có hành vi
không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
cho người lao động.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện
vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định đối với hành vi không thực hiện
chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo
quy định cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc
hại quy định tại khoản 8 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, nếu người sử dụng lao động không tổ chức khám sức
khỏe định kỳ cho người lao động thì sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối
đa không quá 75.000.000 đồng.
Mức xử phạt trên là mức xử phạt đối với cá nhân người sử dụng lao động. Trường
hợp doanh nghiệp vi phạm thì sẽ bị xử phạt với số tiền từ 2.000.000 đồng đến
6.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá
150.000.000 đồng (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng bạn sẽ có
những thông tin bổ ích cho các bạn, giúp bạn hiểu hơn về Công ty AGS và cũng
như mối quan hệ văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục
theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm
tại AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/chi-phi-to-chuc-kham-suc-khoe-cho-nguoi-lao-dong-co-duoc-khau-tru-khi-tinh-thue-thu-nhap-doanh-nghi-2372.html