Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS xin được
mang đến cho mọi người một chủ đề mang tên " Khi nào bên thuê lại lao động
được sử dụng người lao động thuê lại ? " , cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn
đề này để cung cấp cho tất cả mọi người những lợi ích của người lao động một
cái nhìn chi tiết hơn.
Người thuê lại lao động là gì
Người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
được doanh nghiệp cho thuê lại tuyển dụng và giao kết hợp đồng lao động, sau
đó chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động.
Khi nào bên thuê lại lao động được sử dụng người lao động thuê lại
Tại Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động cho thuê
lại lao động, theo đó bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại
trong trường hợp sau đây:
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
- Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
- Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
- Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
- Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
- Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
- Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
- Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
- Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
- Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
- Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Theo đó, bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại khi:
- Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
- Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
- Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Bên thuê lại lao động phải đảm bảo những quyền và nghĩa vụ gì ?
Tại Điều 57 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
- Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
- Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
- Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.
- Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
- Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
- Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động như trên.
Bạn cần chú ý và tuân thủ theo quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
bên thuê lại khi muốn thuê lại lao động.
Bên thuê lại lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
Căn cứ khoản 2 Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như
sau:
An toàn, vệ sinh lao động trong trường hợp cho thuê lại lao động
- Bên thuê lại lao động có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng thuê lại lao động; không được phân biệt đối xử về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình;
- Khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại, phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho nạn nhân, đồng thời thông báo ngay với doanh nghiệp cho thuê lao động và thực hiện khai báo, điều tra theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này;
- Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định của Luật này, trừ trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã tổ chức huấn luyện phù hợp với công việc mà người lao động thuê lại được giao; định kỳ 6 tháng, hằng năm, tổng hợp tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại gửi doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
- Phối hợp với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong việc điều tra tai nạn lao động; lưu giữ các hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại.
- Người lao động thuê lại phải tuân thủ nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động.
- Chính phủ quy định chi tiết về an toàn, vệ sinh lao động trong trường hợp cho thuê lại lao động; trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động, bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại, bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động thuê lại phù hợp với quy định của Bộ luật lao động và Luật này.
Theo đó bên thuê lại lao động phải có các trách nhiệm trên trong công tác an
toàn, vệ sinh lao động. Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài
viết này. Hi vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi
chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm tại AGS
nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/khi-nao-ben-thue-lai-lao-dong-duoc-su-dung-nguoi-lao-dong-thue-lai-4428.html