Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Bài viết dưới đây xin mời các
bạn cùng AGS tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của chữ Nôm người Tày được xếp vào
một trong những di sản văn hóa của đất nước Việt Nam.
Chữ Nôm Tày một di sản văn hóa quý giá của nước ta, cùng với các loại văn tự
khác đã lưu trữ nguồn tư liệu to lớn có giá trị về mọi mặt trong lịch sử dựng
nước và giữ nước. Cùng với các dân tộc khác, người Tày, Nùng đã sáng tạo và
hoàn thiện dần chữ Nôm Tày hàng nghìn năm nay để làm văn tự dùng trong giao
lưu và lưu trữ tư liệu. Đó là một thành tựu lớn của giới trí thức Tày, Nùng và
cộng đồng trí sĩ Việt Nam góp phần làm giàu cho kho tàng văn hóa nước nhà.
Sách cổ viết bằng chữ Nôm Tày.
Người Tày, Nùng gọi chữ Nho (chữ Hán) là “chữ mực đen” (slư đăm), gồm: chữ
Hán, các loại chữ Nôm: Tày, Nùng, Kinh, Ngạn, chữ Hán Dao… Chữ Nôm của các dân
tộc: Kinh, Tày, Nùng, Ngạn đều có cách kết cấu giống nhau, ghép theo phương
pháp Lục thư của chữ Hán, là các cách: tượng hình, tượng thanh, hội í, giả tá,
chuyển chú, chỉ sự. Nhưng chữ Nôm mang nặng tính tượng thanh, ít dùng tượng
hình. Các loại chữ Nôm tính định hình chuẩn thấp hơn chữ Hán. Vì là chữ của
các tộc người chưa được các chính quyền phong kiến chú ý, tu chỉnh chuẩn hóa
như chữ Hán, nên các loại chữ Nôm đều không thể dùng làm Quốc ngữ. Chữ Nôm các
loại được dùng thịnh hành vào thế kỷ 18, 19, góp phần giúp các tộc người nước
ta có chữ viết.
Bảo tồn chữ Nôm người Tày
Lâu nay đã có nhiều học giả đưa ra nhiều giả thuyết về nguồn gốc họ chữ Nôm ở
Việt Nam. Có người cho Nôm Việt (Nôm Kinh) có vào thời nhà Trần thế kỷ 13; Nôm
Tày có từ khi nhà Mạc lên đóng đô ở Cao Bằng, do các nhà văn hóa Bế Văn Phụng
và Nông Quỳnh Văn hợp tác khai sáng theo phép Nôm Kinh. Học giả Bế Huỳnh, quan
huấn đạo Phủ Trùng Khánh cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 cho rằng, chữ Nôm Tày có
từ thời Sỹ Nhiếp thế kỷ 3, do học giả Lê Thế Khanh, ở Nhượng Bạn, Châu Thạch
Lâm khai sáng đầu tiên để ghi chép các bài hát then tín ngưỡng, sau đó được
hoàn thiện dần bởi các thế hệ kế tiếp.
Khi chúng tôi khảo sát chữ Choang (Quảng Tây, Trung Quốc), tộc người cùng hệ
ngôn ngữ Thái - Ca đai với người Tày, Nùng, thì chữ Nôm Tày có một số chữ
chung với chữ Choang mà chữ Hán và chữ Nôm Kinh không có. Như chữ “Phia” (núi
đá: viết chữ sơn trên, chữ ba dưới) những chữ đó là đặc hữu của người Tày,
Nùng và người Choang.
Chữ Nôm là rõ ràng, trong đó các chữ Nôm và chữ Choang đều tuân thủ cấu tạo
theo phép Lục thư và lấy chữ mẹ là chữ Hán làm nền, dựa trên âm Hán Việt (Chữ
Choang dựa âm tiếng Quảng Châu). Việc sáng tạo các chữ phương ngữ của người
Hán cũng diễn tiến tương tự, vì người Hán có tới chục nhóm phương ngữ không
thể thông thoại với nhau. Trong khai sáng các chữ Nôm của nước ta và chữ
Choang có liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng giao thoa qua lại. Nên luận cứ của Bế
Huỳnh là có cơ sở (cho Nôm Việt và Nôm Ngạn), vì khi đã có chữ Hán thì các trí
sĩ sẽ dựa vào đó tìm cách sáng tạo ra chữ phục vụ cho các tộc người, nên chữ
Nôm Tày, Nùng, Ngạn, Việt xuất hiện vào đầu thiên niên kỷ 1 gần với sự xuất
hiện chữ Hán là có sở cứ.
Việc phải tìm tác phẩm di cảo để làm căn cứ chứng minh nguồn gốc chữ Nôm sẽ
không khả thi vì nước ta hàng nghìn năm Bắc thuộc và loạn ly liên miên thì di
cảo tìm được là không đáng kể. Các loại chữ Nôm Việt Nam ngày nay rất ít người
biết vì chúng ta đã có chữ Quốc ngữ rất tiện ích thay thế, nhưng việc bảo tồn
di sản chữ Nôm là cần thiết để giữ gìn, khai thác kho di sản chữ Hán Nôm của
nước nhà.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp