Giới thiệu lịch sử và đặc điểm của “Kishimen”, món ăn ngon hạng B địa phương của tỉnh Aichi

2024/12/06

NhậtBản-Mónăn

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về văn hóa ẩm thực của Nhật Bản. AGS muốn chia sẻ bài viết về chủ đề này là để tìm hiểu rõ hơn về những đặc sắc của văn hóa ẩm thực của Nhật Bản nhé. Vậy thì, mọi người hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết này nhé! Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về món ăn Kishimen nhé!

Kishimen là món ăn đặc sản của tỉnh Aichi. Đặc trưng của món mì này là sợi mì dẹt và trơn

きしめん

1. Kishimen là gì?

Kishimen là món ăn có sợi mì dẹt làm từ bột mì và nước muối, là đặc sản của Nagoya, tỉnh Aichi. Mặc dù có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng “Imokawa Udon”, được cho là nguồn gốc của Kishimen, xuất hiện trong các tác phẩm văn học từ thời Edo và nó có lịch sử phổ biến kể từ thời Edo. Đặc điểm của món ăn này là có sợi mì dẹt lớn, nấu nhanh và thời gian sôi ngắn. Vì được làm bằng nước muối đậm đặc nên nó cũng khó nở dài ra.

So với mì udon thông thường, hương vị của nó không đậm đà bằng, nhưng sức hút của món mì này lại nằm ở chỗ có sợi mì trơn bóng. Kishimen thường được phục vụ cùng với nước súp, nhưng bạn cũng có thể thưởng thức món này kết hợp với nhiều loại nước sốt và nguyên liệu khác nhau, chẳng hạn như Zaru Kishimen hoặc Yaki Udon.

Kishimen là món ăn đặc sản của tỉnh Aichi, nhưng sợi mì dẹt tương tự như Kishimen có ở khắp đất nước Nhật Bản, chẳng hạn như: “Hoto” của tỉnh Yamanashi, “Kawahaba Udon” của tỉnh Saitama và “Okkirikomi” của tỉnh Gunma đều là những món ăn có sợi mì dẹt nổi tiếng. Ngoài ra, “Himokawa” cũng thường dễ bị nhầm với Kishimen, là một món ăn địa phương vùng Kiryu của tỉnh Gunma. Những sợi mì này thường to, đôi khi to khoảng 12cm và có đặc trưng là dai.

2. Nguồn gốc của Kishimen và nguồn gốc tên của nó là gì?

Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Kishimen và nó không hoàn toàn rõ ràng. Người ta cho rằng nguồn gốc của món ăn này rất có thể là mì udon dẹt nổi tiếng ở Imokawa, Tokaido, nay là thành phố Kariya, tỉnh Aichi.

Cái tên Kishimen được cho là có nguồn gốc từ món mì udon gà lôi (Kijimen) hoặc cũng có một giả thuyết khác cho rằng cái tên này được lấy từ món kẹo Trung Quốc đọc là “Kishimen” và còn có nhiều giả thuyết khác nữa. “Kishimen”, món kẹo của Trung Quốc này được làm bằng cách cán bột, làm thành hình tròn giống như quân cờ vây rồi đun sôi nó lên, rắc bột đậu nành, sau này người ta cho rằng món ăn này đã trở thành hình dạng của mì.

3. Đặc điểm của mì Kishimen

Điểm đặc biệt của Kishimen là sử dụng sợi mì dẹt. Độ mỏng của nó dày khoảng 1mm và rộng từ 7 đến 8 mm. Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản quy định rằng sự khác biệt giữa Udon và Kishimen là độ dày của mì và “Tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng mì khô” quy định rằng mì Kishimen có độ rộng từ 4,5mm trở lên và độ dày dưới 2,0mm, còn mì Udon có đường kính từ 1,7mm trở lên.

4. Cách ăn món Kishimen, đặc sản của tỉnh Aichi như thế nào?

Cách ăn Kishimen truyền thống là ăn với nước súp đậm đà. Nước súp có hương vị đậm đà sử dụng sốt Tamari và nước dùng dashi từ một loại cá tên là Muroaji (cá nục). Nước dùng dashi làm từ cá nục có mùi vị độc đáo, mang lại hương vị đậm đà hơn nước dùng dashi làm từ cá ngừ.

Vì Kishimen là loại mì dẹt nên vị của nó có xu hướng nhạt. Chính vì vậy, nước súp của món mì này có hương vị đậm đà nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra, người ta cũng cho rằng hương vị đậm đà này có liên quan đến sở thích của người dân ở tỉnh.

Tuy nhiên, ngày nay món ăn này thường được chế biến bằng các nguyên liệu quen thuộc như nước dùng dashi làm từ cá ngừ và shoyu. Nguyên liệu bao gồm hành lá, đậu phụ chiên và cá ngừ bào. Món Kamaboko đỏ đặc sản của Nagoya, rau xanh và nấm cũng có thể được thêm vào.

Sự hấp dẫn của Kishimen là ngoài món Kishimen ăn với nước súp truyền thống, bạn có thể thưởng thức bằng nhiều cách ăn khác nhau như Kare Kishimen, Kitsune Kishimen và Chikara Kishimen. Phong cách “koro”, trong đó mì và nước súp được ướp lạnh cũng rất ngon, vì vậy hãy nhớ thử nhé.

冷たいきしめん

5. Cách làm món Kishimen

Để làm món Kishimen, hãy chuẩn bị các nguyên liệu sau đây: mì Kishimen luộc, cải bó xôi, Kamaboko, đậu phụ chiên, shoyu, đường, nước dùng dashi, mirin, muối, cá ngừ bào và hành lá.

  1. Đầu tiên, luộc cải bó xôi rồi cắt thành từng miếng dài khoảng 3cm, còn Kamaboko thì cắt thành từng miếng mỏng hình bán nguyệt.
  2. Đậu hũ chiên luộc sơ qua để loại bỏ dầu, sau đó cắt ngắn thành sợi rồi đun sôi với 1 thìa shoyu, 1/2 thìa đường và 50 ml nước dùng dashi.
  3. Trong lúc các nguyên liệu đang sôi, cho tiếp 800ml nước dùng dashi, 1 thìa shoyu, 1/2 thìa mirin và 1/2 thìa đường vào nồi.
  4. Sau khi sôi lên, cho mì Kishimen luộc vào và đun nhỏ lửa.
  5. Sau khi đun sôi, lấy ra tô và bỏ thêm cải bó xôi, Kamaboko, và có thể cho thêm hành lá, cá ngừ bào tùy theo sở thích của bạn.

Kishimen là món ăn địa phương có lịch sử lâu đời được ăn từ thời Edo, với đặc trưng sợi mì dẹt và hương vị đậm đà được rất nhiều người ưa thích. Nếu có cơ hội đến tỉnh Aichi, nhất định hãy thử món Kishimen này nhé!

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé!

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ