Tỉnh Phú Yên Việt Nam

2024/12/06

ViệtNam-Tỉnhthành

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn về vùng đất của Phú Yên Việt Nam, được thiên nhiên ưu ai rất nhiều cảnh đẹp hùng vĩ và cả nguồn thực phẩm dồi dào chất lượng nên nơi đây là điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây hằng năm, chúng ta cùng nhau đi khám phá vùng đất đầy thú vị này bạn nhé.
Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, Phú Yên nằm trong địa phận tỉnh Phú Khánh. Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Yên được tái lập và tồn tại cho đến ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Phú Yên có 7 đơn vị hành chính gồm thị xã Tuy Hòa và 6 huyện: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Cầu, Sông Hinh, Tuy An, Tuy Hòa.
Thời gian đầu tái lập tỉnh, với những bộn bề khó khăn, kinh tế Phú Yên có xuất phát điểm thấp so với các tỉnh trong khu vực; cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở tất cả các ngành, các khâu then chốt đều yếu và thiếu; đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới. Ngày nay, Phú Yên có sự phát triển vượt bậc, tạo nền tảng và động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh trong tương lai. Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của tập thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên qua nhiều thế hệ.'

Vị trí địa lý

Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, cách Hà Nội 1.160km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 561km về phía Nam theo tuyến quốc lộ 1A. Diện tích tự nhiên là 5.060 km².
  • Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định
  • Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa
  • Phía Tây giáp 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk
  • Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 189km.

Lịch sử hình thành tỉnh Phú Yên

Phú Yên là nơi có các di tích từ thời Văn hóa Hòa Bình , Sa Huỳnh.

  • Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm quân đánh Chăm Pa đến tận đèo Cả. Tuy nhiên vùng đất Phú Yên vẫn thuộc quyền quản lý của Chăm Pa với tên gọi Ayaru (Êa Ryu).
  • Năm 1578 Nguyễn Hoàng sai tướng dưới quyền Lương Văn Chánh tấn công vào thành Hồ, thành Hồ bị thất thủ, từ đó vùng đất Ayaru là nơi tranh chấp thường xuyên giữa người Việt và người Chăm.
  • Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai viên tướng dưới quyền là Văn Phong tấn công vào Aryaru, Chăm Pa thất bại. Nguyễn Hoàng sáp nhập Ayaru vào lãnh thổ Đàng Trong với tên gọi Phú Yên và giao cho Văn Phong cai quản đất Phú Yên.
  • Tới năm 1629, Văn Phong chống lại chính quyền Đàng Trong, Nguyễn Phúc Nguyên đã sai tướng Nguyễn Phúc Vinh vào đánh dẹp. Sau khi đánh bại được Văn Phong, Phúc Vinh được giao cai quản đất Phú Yên
  • Vào thế kỷ 18 Phú Yên là nơi đối đầu quyết liệt giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.
  • Năm Minh Mạng thứ 13, tại Gia Định Thành 1832, vua đã lập 12 tỉnh phía Nam đèo Hải Vân, trong đó có Phú Yên.
  • Năm 1954, Phú Yên chịu sự quản lý của Chính thể Việt Nam Cộng Hoà.
  • Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, Phú Yên nằm trong địa phận tỉnh Phú Khánh.
  • Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Yên được tái lập và tồn tại cho đến ngày nay.

Dân số

Mật độ dân số năm 2013 là 172 (người/km²). Dân số trung bình của tỉnh Phú Yên là 883.200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số trung bình toàn Tỉnh giai đoạn 2005 - 2010 là 11,62%.
Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân toàn tỉnh Phú Yên đến năm 2010 là 486.690 người. Tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 315.862 người chiếm 64,9%, khu vực công nghiệp - xây dựng là 65.216 người chiếm 13,4%, khu vực dịch vụ là 94.539 người chiếm 21,7% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.

Địa hình

- Địa hình khá đa dạng: đồng bằng, đồi núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau, hướng dốc địa hình dốc từ Tây sang Đông, có hai vùng đồng bằng lớn do sông Ba và sông Kỳ Lộ bồi đắp với diện tích là 816km2, trong đó riêng đồng bằng Tuy Hòa đã chiếm 500km2, đây là đồng bằng màu mỡ nhất.

Khí hậu

Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 23 - 27°C, thời tiết ấm nóng khá ổn định.

Cơ sở hạ tầng

  • Giao thông đường bộ: có mạng lưới giao thông rộng khắp, gồm Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1D, Quốc lộ 25, Quốc lộ 29 và các tuyến tỉnh lộ nối vùng đồng bằng với vùng miền núi.
  • Giao thông đường sắt: có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua với chiều dài đoạn tuyến là 117 km. Có 2 ga chính là Tuy Hòa và Đông Tác.
  • Giao thông đường hàng không: Phú Yên có sân bay Tuy Hòa cách thành phố Tuy Hòa 5km về phía Đông Nam.
  • Cảng Vũng Rô: Vũng Rô là vịnh kín có điều kiện thiết lập một cảng địa phương đủ tiếp nhận loại tàu 10.000 tấn trong mối quan hệ hợp lí với hệ thống cảng miền Trung.

Nền Văn hóa lâu đời của Tỉnh Phú Yên (05/06/2018)

Mảnh đất Phú Yên có bề dày lịch sử – văn hoá khá lâu đời gắn liền với nhiều dân tộc cùng chung sống từ bao đời nay. Họ sống hòa thuận từ nhiều thế kỷ trước và đóng góp vào sự hình thành và phát triển của nhiều ngành nghề tại Phú Yên như nghề trồng lúa, làm nương rẫy, hay nghề đánh bắt cá…
Bề dày lịch sử và tinh thần đoàn kết ấy đã tạo nên những đặc trưng văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc và phong phú, từ nghệ thuật hát tượng, bài chòi, hò bá trạo, những điệu hò của ngư dân cho đến các nghi lễ, tập tục và nhiều nhạc cụ độc đáo như trống đôi – ba lớn, cồng – chiêng vạch năm nhỏ của người dân tộc miền núi.
Việc tìm ra đàn đá, kèn đá có niên đại hơn 2.500 năm trước đây ở huyện Tuy An và nhiều di sản văn hóa Sa Huỳnh đã chứng minh rằng ở đây có cư dân cổ sinh sống và có nền văn hóa độc đáo.

Các lễ hội truyền thống

  • Lễ hội Đầm Ô Loan – xã An Cư, huyện Tuy An: diễn ra vào ngày 7 của tháng âm lịch đầu tiên.
  • Lễ hội Đập Đồng Cam – thành phố Tuy Hoà: thường vào ngày 8 của tháng 8 âm lịch hằng năm.
  • Lễ hội cầu ngư của ngư dân – xã An Phú, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An và xã An Hải, Xuân Hoà, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh của huyện Sông Cầu: diễn ra vào tháng 3, 4 và 5 của năm âm lịch.
  • Hội thơ Nguyên Tiêu – Núi Nhạn, thành phố Tuy Hoà: diễn ra vào ngày 15 của tháng Giêng hằng năm.
  • Lễ hội dâng hương tại đền Lê Thành Phương – ấp Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An: diễn ra vào ngày 28 tháng Giêng.

  • Lễ hội chọi trâu: diễn ra tại vùng núi Phú Yên như huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân, Sông Hinh. Lễ hội diễn ra hơn 3 ngày 3 đêm, thường vào ngày 12 đến 13 âm lịch.
  • Lễ hội gặt lúa: diễn ra ở các vùng miền núi như huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân, Sông Hinh thường vào tháng 3 âm lịch hằng năm.
  • Lễ bỏ mã: tại các vùng núi như huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân, Sông Hinh.
Văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số tại Phú YênPhú Yên có gần 30 dân tộc thiểu số, chủ yếu sinh sống tại các huyện miền núi phía tây, với các dân tộc thiểu số lâu đời như Chăm, Ê Đê, Ba-na, Hre, Hoa, Mnong, Raglai,… Với vị trí địa lý và điều kiện sinh sống thuận lợi, nhiều dân tộc thiểu số đã đến đây sinh sống và an cư lạc nghiệp.
Sau ngày đất nước Giải phóng, đặc biệt là sau khi huyện Sông Hinh chính thức được thành lập vào năm 1986, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số từ miền núi phía Bắc như dân tộc Tày, Nùng, Dao, San-Diu… đã di cư về đây.

Các điểm du lịch tại Phú Yên

Gành Đá Dĩa

Gành Đá Dĩa là một trong những điểm du lịch Phú Yên nổi tiếng. Địa danh này nằm ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nơi đây được hình thành từ hoạt động núi lửa và biển khoảng 200 triệu năm trước. Gành Đá Dĩa nổi bật với những cột đá bazan xếp chồng lên nhau giống như những chiếc đĩa xếp chồng. Cấu trúc địa chất này không chỉ mang đến vẻ đẹp hùng vĩ mà còn là điểm thu hút đông đảo khách du lịch.

Đầm Ô Loan

Đầm Ô Loan nằm cách thành phố Tuy Hòa khoảng 20 km về phía bắc. Đầm là một vịnh nước lợ rộng lớn, bao quanh bởi những ngọn đồi và núi đá vôi, tạo nên cảnh quan thơ mộng. Khu vực có hệ sinh thái vô cùng phong phú. Đầm Ô Loan cũng là điểm đến lý tưởng để thưởng thức hải sản tươi ngon, đặc biệt là hàu sữa, một đặc sản nổi tiếng của khu vực. Ngoài ra, du khách cũng có thể tham gia chèo thuyền kayak, ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp và khám phá đời sống của ngư dân.

Hải đăng Đại Lãnh

Hải đăng Đại Lãnh tọa lạc trên đỉnh núi Cả ở Mũi Điện. Đây là một trong những ngọn hải đăng cổ và cao nhất Việt Nam. Ngọn hải đăng này nằm ở nơi có vị trí chiến lược quan trọng, đánh dấu điểm cực Đông của Việt Nam. Được xây dựng vào năm 1890 dưới thời Pháp thuộc, ngọn hải đăng vẫn hoạt động hiệu quả, hướng dẫn tàu bè đi qua vùng biển này. Khách tham quan có thể leo lên ngọn hải đăng để ngắm nhìn khung cảnh biển cả bao la và hít thở không khí trong lành.

Hòn Nưa

Hòn Nưa nằm ở vịnh Vũng Rô, giữa ranh giới hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Đây là điểm đến lý tưởng dành cho những ai yêu thích sự bình yên. Đảo này cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 35km về phía nam. Nước biển ở đây trong xanh như ngọc bích. Những ngày trời nắng, bạn có thể nhìn xuống tận đáy. Hòn đảo còn có những vách đá khổng lồ với bề mặt chằng chịt vết cắt ngang dọc.

Tháp Nghinh Phong

Tháp Nghinh Phong nằm trong quảng trường Nghinh Phong ở thành phố Tuy Hòa. Công trình này được lấy ý tưởng chính từ những khối đá xếp chồng liền kề nhau ở Gành Đá Dĩa. Tháp gồm hai cột tháp cao, hình dạng các khối đá xếp chồng lên nhau. Cột cao hơn đại diện cho Lạc Long Quân, cột thấp hơn đại diện cho Âu Cơ, các bậc đá thấp là đại diện cho 100 người con. Đây là địa điểm vui chơi, check-in phổ biến của người dân và du khách.


Đặc sản của tỉnh Phú Yên

Bò tơ và cá ngừ đại dương

Bò có thể là đặc sản ở nhiều nơi nhưng bò tơ ở quán Dì Mai lại có vị mềm ngọt rất riêng. Ngoài ra, khi đã đến đây thì bạn nhất định phải thử cá ngừ tươi là như thế nào với món sashimi cá ngừ. Đặc biệt, mắt cá ngừ đại dương hầm thuốc bắc, táo đỏ,...cũng nên được thêm vào danh sách đặc sản Phú Yên phải thử nhé.

Vua cua Ô Loan

Là địa điểm du lịch biển nổi tiếng thì hải sản chắc chắn sẽ góp mặt trong danh sách những món đặc sản Phú Yên mà bạn nên thử. Trong đó phải kể đến vua cua với từng thớ thịt chắc nịch và vị ngọt đặc trưng. Cua được sốt trứng muối, rang me, lẩu riêu cua,...chắc chắn sẽ làm bạn không quên được hương vị này.

Bò một nắng

Bò một nắng là một trong những món đặc sản Phú Yên vừa có thể làm quà, vừa có thể thưởng thức ngay tại chỗ mà bạn nên thử. Khô làm từ thịt bò thả vườn tự nhiên nên thịt rất chắc và dai. Cộng với công thức nước ướp tẩm vị thì ngon khỏi phải bàn luôn.

Muối kiến đặc sản Phú Yên

Một trong những đặc sản độc đáo nhất của Phú Yên chính là muối kiến vàng. Nghe có vẻ lạ lùng nhưng đây lại là món ăn được nhiều tín đồ du lịch “săn lùng” khi đến vùng đất “hoa vàng cỏ xanh”. Kiến sau khi được người dân bắt về và sơ chế theo phương thức gia truyền để tạo ra những mẻ muối cay nòng, có vị vừa mặn vừa chua lạ miệng.
Khác với những loại muối thường thấy, muối kiến tại Phú Yên sẽ còn lẫn một ít xác kiến. Tuy nhiên, thức quà này có thể ăn kèm với nhiều món ngon khác như gỏi, bò một nắng và đồ nướng. Đã có món quà độc đáo này, bạn không cần mất công tìm kiếm đặc sản Phú Yên để tặng người thân rồi nhé.

Xôi bồ câu

Là món ăn xuất hiện trong các dịp lễ tết quan trọng nên xôi Bồ Câu được chế biến một cách công phu. Xôi được nấu từ nếp nàng hương nên vừa thơm vừa dẻo vừa mềm. Bồ câu được xào chín và nêm nếm theo công thức riêng. Tất cả tạo nên món xôi bồ câu thơm lừng và ngọt bùi đặc trưng.


Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp










Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ