Khám phá bản sắc văn hóa Ninh Bình

2024/12/03

ViệtNam-Tỉnhthành

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn một địa danh vô cùng nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ và những văn hóa đặc trưng của vùng đất này đã làm cho biết bao nhiêu du khách đều phải say mê khi đặt chân đến nơi đây, đó chính là Ninh Bình, vậy nơi đây có gì đặc biệt đến như vậy mời mọi người hãy khám phá ngay sau đây.
Ninh Bình nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Hồng, nối miền Bắc và miền Trung bởi dãy Tam Điệp hùng vĩ. Cách Hà Nội 93km về phía Nam, Ninh Bình là nơi tiếp nối kinh tế, văn hóa, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc. Được thiên nhiên ưu đãi cùng với bề dày lịch sử đã để lại cho Ninh Bình nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, hệ thống cơ sở dịch vụ du lịch đang được đầu tư khá đồng bộ là những nên tảng cơ bản để thu hút khách du lịch tới Ninh Bình.
Ninh Bình có 02 thành phố và 06 huyện, diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.377,57 km2, dân số 926.995 người trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Mường.

Vị trí địa lý

Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc - Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân,...tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Dân cư, dân tộc

Ninh Bình là vùng đất có con người cư trú rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện xương, răng người hoá thạch ở Thung Lang (Tam Điệp) có niên đại cách ngày nay từ 3 - 4 vạn năm. Động Người Xưa ở Cúc Phương có di chỉ của con người cách đây gần vạn năm. Di tích của nền Văn hoá Hoà Bình còn tìm thấy ở một số hang động thuộc thị xã Tam Điệp, phản ánh xu hướng con người tiến ra vùng đồng bằng ven chân núi giáp biển. Di chỉ Mán Bạc (Yên Mô) có di tích của con người thời kỳ đồng thau cách đây từ 3.300 - 3.700 năm.
Trong số 6 chiếc trống đồng tìm thấy ở Ninh Bình có 2 trống đồng loại I, hiện vật tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng. Điều đó chứng tỏ Ninh Bình là một trong những địa bàn quan trọng của nền văn minh buổi đầu dựng nước.
Ninh Bình có hai dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Hiện nay, có trên 2 vạn người Mường sống xen kẽ với người Kinh, tập trung chủ yếu ở các xã: Cúc Phương, Kỳ Phú, Quảng Lạc, Phú Long, Yên Quang, Xích Thổ, Thạch Bình và Văn Phương thuộc huyện Nho Quan.

Địa hình

Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và phía Nam.
Dãy núi đá vôi ở phía Tây của tỉnh chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bắt nguồn từ vùng núi rừng Hoà Bình chạy ra biển tạo thành vùng phù sa cổ ven chân núi. Do quá trình tạo sơn hơn 200 triệu năm về trước đã tạo nên nhiều hang động đẹp như: Tam Cốc, Bích Động, Xuyên Thuỷ Động, Địch Lộng, hang động Tràng An,... Tiếp đó là vùng đồng chiêm trũng ở các huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô. Do phù sa bồi đắp hàng năm, đồng bằng tiến ra biển từ 80 - 100m, tạo nên vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ.
Mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng, song ba vùng có thể bổ sung, hỗ trợ nhau để phát triển nền kinh tế hàng hoá toàn diện cả cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ, hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

Khí hậu

Do đặc điểm về địa lý, địa hình đa dạng, nên khí hậu Ninh Bình cũng mang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc bộ và có ảnh hưởng sắc thái khí hậu vùng Thanh Hoá và khu 4 cũ. Khí hậu của Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng. Nhiệt độ trung bình năm là 23,10C. Tổng lượng mưa trung bình trong năm đạt 151,9mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn tỉnh. Trung bình một năm có 125 - 157 ngày mưa. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 80 - 90% lượng mưa cả năm.

Sông ngòi, thuỷ văn

Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng, với tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối bình quân 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ ra biển Đông.
Chế độ thuỷ triều ven biển Ninh Bình là chế độ nhật triều, ngoài ra còn có trường hợp bán nhật triều và triều tạp. Thời gian triều lên trong khoảng 8 giờ, triều xuống 16 giờ. Khi triều cường thì thời gian lên xuống ± 1 giờ. Nhìn chung, thuỷ triều Ninh Bình tương đối yếu, biên độ thuỷ triều trung bình trong ngày khoảng 150-180cm, lớn nhất là 270cm, nhỏ nhất 2-5cm.

Vùng đất giàu văn hóa

Không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, Ninh Bình còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa, vùng đất của những kỳ quan, trầm tích lịch sử lâu đời, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới độc đáo. Lợi thế này đang được tỉnh chú trọng, phát huy hiệu quả trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương.


Với vị trí và đặc điểm địa hình, cách đây ba vạn năm Ninh Bình đã là nơi cư trú của người tiền sử mà dấu tích còn lưu lại ở các di chỉ khảo cổ học như Thung Lang ở Tam Điệp, hang Đăng Đắng ở Cúc Phương, Mán Bạc huyện Yên Mô và nhiều di chỉ khác tại Quần thể danh thắng Tràng An.
Ở thế kỷ X, lịch sử Ninh Bình với văn hóa Hoa Lư đã tạo dấu mốc quan trọng khơi mạch nguồn hình thành văn minh Đại Việt – Việt Nam hôm nay. Những dấu vết kiến trúc cung điện thành quách, chùa chiền, những viên gạch in quốc hiệu Đại Việt, có hình hoa sen, chim phượng, uyên ương, đầu rồng, vật liệu kiến trúc, những cột kinh tràng bằng đá, đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo… được phát hiện và lưu giữ là những minh chứng sinh động cho sự phát triển của nền văn hóa Hoa Lư của người Việt trên đất Ninh Bình.


Sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng cư dân qua hàng nghìn năm đã để lại cho Ninh Bình nguồn di tích, di sản, di vật, cổ vật đồ sộ, có giá trị khoa học, lịch sử, thẩm mỹ đặc sắc. Đây là một trong những cơ sở để Ninh Bình xây dựng thương hiệu có tính bền vững, riêng biệt. Tỉnh đã tập trung đầu tư cho văn hóa với các nhiệm vụ giải pháp cụ thể với tầm nhìn dài hạn. Các dự án quy hoạch, tôn tạo, tu bổ di tích được quan tâm đầu tư để phát triển du lịch. Các sự kiện văn hóa, nghệ thuật được tổ chức thường xuyên, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Góp phần lan tỏa hình ảnh của mảnh đất, con người Ninh Bình ra thế giới.
Nhận diện giá trị bản sắc văn hóa dày, sâu.Tập trung thu hút các nguồn lực xã hội để đầu tư cho văn hóa. Ninh Bình đang nỗ lực nâng tầm hình ảnh, định vị thương hiệu địa phương từ chính bản sắc văn hóa của vùng đất Đế đô thế kỷ thứ X. Từng bước đưa văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước.

Các lễ hội văn hóa truyền thống

Lễ hội cố đô Hoa Lư

Thuộc danh sách các lễ hội ở Ninh Bình, lễ hội cố đô Hoa Lư là lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức tại Quảng trường trung tâm khu di tích văn hóa cố đô Hoa Lư tại huyện Trường Yên, Ninh Bình. Lễ hội thể hiện lòng yêu nước, bản sắc “Uống nước nhớ nguồn” đồng thời cũng giáo dục thế hể trẻ lòng biết ơn sâu sắc đến các anh hùng dân tộc đã có công giữ nước như vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày sinh của vua Đinh Tiên Hoàng vào ngày 15/2 âm lịch hoặc từ ngày 6/3-10/3 âm lịch. Lễ hội bao gồm các lễ rước như: lễ mở cửa đền, lễ dâng hương, lễ rước nước… cùng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thi đấu thể thao và các trò chơi dân gian như: thi đấu bóng chuyền, nhiếp ảnh, tranh thư pháp, bày mâm ngũ quả tiến vua,….

Lễ hội truyền thống thờ Đức Thánh Minh Đại Vương

Đức Thánh Minh Đại Vương là một trong số những vị thần được dân chúng thờ tụng theo tín ngưỡng dân gian. Tại Ninh Bình thì Đức Thánh được thờ tại các địa phương như: Đình làng Sinh Dược, Xã Gia Sinh (Gia Viễn); Núi Cánh Diều (Thành phố Ninh Bình); núi Thiện Dưỡng, đền Kê Thượng, Xã Ninh Vân (Hoa Lư) và Đền Trần thuộc Khu Du lịch Tâm linh Tràng An - Bái Đính. Lễ hội truyền thống thờ Đức Thánh Minh Đaị Vương tại khu sinh thái Tràng An là một trong những lễ hội ở Ninh Bình đặc sắc thu hút rất đông du khách thập phương tham gia.


Điểm độc đáo của lễ hội là lễ rước nước, tế lễ và phóng sinh trên sông với hàng ngàn chiếc thuyền. Đoàn thuyền rước này sẽ vượt qua hơn 5 km trên sông và xuyên qua hơn 11 hang động trên sông Sào Khê. Tham gia đoàn thuyền rước này du khách vừa được hòa mình vào không khí linh thiêng của lễ hội, vừa được chiêm ngưỡng bức tranh thủy mặc Tràng An đẹp vô cùng. Sau khi vượt qua hơn 11 hang động, đoàn rước sẽ được chia làm đôi, một nửa sẽ tiếp tục cuộc hành trình trên sông, nửa còn lại sẽ cập bến và rước lễ trên bờ. Đoàn rước lễ trên bờ sẽ vượt qua 3 quả núi với quãng đường hơn 3 km để về đền Nội Lâm để cử hành các nghi thức tế lễ.

Lễ hội chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính bao gồm khu chùa cổ và khu chùa mới xây, tổng diện tích lên tới 539ha. Với ưu thế của một quần thể chùa rộng, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn, thu hút đông du khách tham gia. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã có công với quê hương, đất nước. Đây cũng là dịp để du khách thập phương du xuân, vãn cảnh chùa, dâng hương lễ Phật, cầu cho quốc thái dân an, gia đình an khang thịnh vượng.


Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Các đại biểu và tăng ni, phật tử cùng du khách đã tham gia nghi lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước phồn vinh, no ấm. Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô.

Lễ hội đền Thái Vi

Hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Nằm trong những lễ hội tâm linh ở Ninh Bình, lễ hội đền Thái Vi được tổ chức nhằm tưởng nhớ các vị vua nhà Trần có công lao lớn đối với đất nước. Điểm độc đáo của lễ hội này là lễ rước kiệu không phải chỉ một đoàn mà gồm trên 30 đoàn của các xã trong huyện Hoa Lư và tỉnh Ninh Bình. Sau phần rước kiệu là đến nghi lễ tế quan trọng được tổ chức trước đền Thái Vi. Cuối cùng là phần hội gồm các trò chơi dân gian đặc sắc như: cờ người, múa lân, mùa rồng, đấu vật, bơi thuyền,...

Lễ hội chùa Địch Lộng

Trong các điểm tham quan của tour Ninh Bình 1 ngày, chùa Địch Lộng vẫn thường xuyên được nhắc đến như một dấu ấn đặc sắc về kiến trúc chùa chiền và tâm linh. không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình, thiên nhiên tươi đẹp mà lễ hội ở chùa cũng thu hút du khách. Lễ hội chùa Địch Lộng là một trong những lễ hội ở Ninh Bình lâu đời và là lễ hội truyền thống của người dân huyện Gia Viễn.


Hàng năm, cứ đến ngày mồng 6 – mồng 7 tháng Ba âm lịch, người dân Gia Viễn lại tưng bừng mở hội, dâng hương, lễ Phật và cầu những điều tốt lành. Phần lễ tổ chức dâng hương và lễ Phật theo nghi thức nhà Phật. Phần hội cũng tổ chức các trò chơi dân gian như: múa lân, múa rồng, cờ tướng, thi viết chữ nho…

Địa điểm du lịch nổi tiếng

Quần thể danh thắng Tràng An

Khu du lịch Tràng An chính là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Ninh Bình hiện nay. Với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp, Tràng An Ninh Bình đã được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới.


Khung cảnh nơi đây được tạo nên từ những dòng sông uốn lượn chảy qua những núi đá vôi, tạo nên vô vàn hang động tự nhiên huyền ảo, kì bí hấp dẫn du khách. Để khám phá Tràng An, du khách sẽ được ngồi trên thuyền ngắm cảnh thiên nhiên núi non xung quanh.

Tam Cốc – Bích Động

Nằm ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động là một điểm đến quen thuộc mà du khách chắc chắn không thể bỏ qua khi đặt chân tới Ninh Bình. Tham quan Tam Cốc, bạn sẽ được ngồi trên thuyền, xuôi theo dòng sông Ngô Đồng thơ mộng ngắm nhìn những dãy núi trùng điệp và những cánh đồng lúa chín vàng óng ánh. Khung cảnh nên thơ ở đây chắc chắn sẽ làm say lòng bất cứ du khách nào. Giá vé đò là 150.000đ chở được 4 người.


Ngoài ra du khách còn có thể tham quan Bích Động, gồm một động khô trên lưng chừng núi và một xuyên thủy động. Trên núi có chùa Bích Động, là một ngôi chùa cổ trải dài trên 3 tầng núi, là nơi đón du khách thập phương tới thắp hương, cầu khấn. Giá vé tham quan là 120.000đ/người lớn, 60.000đ/trẻ em.

Cố đô Hoa Lư

Cố đô Hoa Lư nằm trên địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Khu di tích này bao gồm đền vua Đinh, đền vua Lê và nhiều công trình hạng mục khác. Hiện nay cố đô Hoa Lư là điểm đến yêu thích của nhiều du khách, nhất là những người muốn được tìm hiểu về lịch sử cũng như đi lễ cầu may.

Hang Múa

Hang Múa nằm dưới chân núi Múa, là một địa điểm du lịch thuộc quần thể du lịch của thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân. Mặc dù không nổi tiếng như nhiều danh thắng khác ở Ninh Bình, thế nhưng hang Múa lại chiếm được rất nhiều tình cảm của du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cũng như không gian ở đây không chen lấn, xô bồ như những địa điểm nổi tiếng khác.


Từ dưới chân núi có thể thấy rõ những bậc thang nối dài lên đỉnh núi trông như Vạn lý trường thành thu nhỏ. Lên tới đỉnh núi Múa, bạn sẽ được ngắm nhìn quang cảnh của những cánh đồng lúa chín như được thu nhỏ vào tầm mắt, những chiếc thuyền xuôi mái chèo thấp thoáng trên dòng nước.

Chùa Bái Đính

Nằm cách thành phố Ninh Bình 15km, chùa Bái Đính là một khu chùa có quy mô lớn nhất Việt Nam với nhiều kỉ lục đã được xác lập như Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam; sở hữu pho tượng Phật bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam; là ngôi chùa có bộ tượng tam thế lớn nhất Việt Nam; ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam cũng như có nhiều tượng la hán bằng đá nhất Việt Nam.


Đây là địa điểm du lịch hành hương cho các du khách có tâm chiêm bái lễ lạy. Quang cảnh tựa như chốn bồng lai tiên cảnh của chùa Bái Đính khiến bất cứ ai khi đặt chân đến đây cũng có thể cảm nhận được sự thanh tịnh và yên bình của không gian nơi đây. Một số khách sạn tiện cho du khách lưu trú gần chùa như:

Động Am Tiên – ” Tuyệt tình cốc ở Ninh Bình”

Là di tích quốc gia nằm trong quần thể di tích quốc gia Hoa Lư, động Am Tiên chính là điểm đến mà du khách không thể bỏ qua nếu như muốn tận hưởng khung cảnh thiên nhiên thanh bình và thơ mộng. Bởi vẻ đẹp hoang sơ tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, thế nên nơi đây còn được các bạn trẻ gọi với cái tên “Tuyệt tình cốc”.


Mọi thứ ở nơi đây mang sắc thái hơi u buồn, nhuốm màu thời gian cùng cảnh đẹp tựa như chốn bồng lai sẽ đem đến cho du khách những cảm giác khác lạ so với những thắng cảnh khác ở Ninh Bình. Vé tham quan động Am Tiên là 20.000đ/người.

Ẩm thực đặc sắc Ninh Bình

Cơm cháy Ninh Bình

Nếu được hỏi Ninh Bình có đặc sản gì, câu trả lời mà bạn sẽ nhận được nhiều nhất chính là cơm cháy Ninh Bình. Một món ngon trứ danh vùng đất cố đô, dù không cao sang, mỹ vị nhưng là một món ăn làm say đắm bao thực khách trong lần đầu thưởng thức.
Khác với những món cơm cháy khác, cơm cháy vùng Ninh Bình với nguyên liệu hoà trộn giữa hai loại gạo khô và dẻo, qua nhiều công đoạn phơi khô, chiên phồng để cho ra được những mẻ cơm cháy giòn rụm, thơm phức. Cơm cháy thường sẽ ăn chung với ruốc hoặc hành lá phi thơm, hoặc lạ miệng hơn khi ăn cùng thịt dê, tim cật và nước sốt đậm đà, chắc hẳn, bạn sẽ nhớ mãi vị giòn rụm của cơm cháy.

Thịt dê núi

Món đặc sản Ninh Bình tiếp theo mà Traveloka muốn gợi ý cho bạn là thịt dê núi Ninh Bình. Ở vùng này, dê được chăn thả trên những ngọn núi, thịt dê săn chắc và thơm ngon, cùng những cách chế biến đặc trưng, du khách sẽ được thưởng thức những món ngon từ dê núi như dê nướng, dê hấp, dê tái chanh, nem dê, dê xào lăn, dê tương gừng,...
Đặc biệt hơn cả, hầu hết những nhà hàng hay quán ăn tại Ninh Bình sẽ nổi tiếng với món cơm cháy sốt dê, đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 món đặc sản tại nơi đây, tạo nên hương vị lạ miệng, cuốn hút.

Ốc núi Ninh Bình

Chắc hẳn bạn đã thử qua khá nhiều loại ốc biến, sông,...với món ốc núi Ninh Bình thì chắc hẳn ít người đã được thử qua. Ốc núi thường nằm trong những hang động núi đá vôi Tam Điệp, và không dễ để bạn có thể thưởng thức món này, vì ốc chỉ ra ngoài trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8, khoảng thời gian còn lại chúng nằm sâu trong khe đá.
Muốn ăn được món ngon độc lạ này, bạn phải đến đúng thời điểm thì mới có cơ hội thưởng thức. Với vị ốc dai giòn và độ ngọt tự nhiên, và thoang thoảng vị thuốc nam, bạn sẽ bị cuốn hút chỉ khi ăn món ốc hấp đơn giản. Hoặc bạn cũng có thể chế biến ốc thành các món gỏi, hấp gừng, xào me…

Nem chua Yên Mạc

Một món đặc sản Ninh Bình mà bạn nên mua để làm quà cho chuyến đi, món nem chua Yên Mạc được sáng tạo dựa trên món nem chua cung đình Huế, mang một hương vị khác biệt và đặc trưng.
Được làm từ phần nạc của thịt mông heo thái mỏng kết hợp với bì heo luộc, mì chính và muối, sau đó được gói lại bằng lá ổi và lá chuối tăng thêm hương vị cho món ngon.

Quả gáo

Là một loại quả đặc sản Ninh Bình, bạn chỉ có thể tìm được loại quả này ở tại đây, mọc nhiều ở khe suối và trên những ngọn đồi. Quả gáo được dùng để kho cá hoặc nấu canh, sẽ giúp át đi mùi tanh của cá, tạo vị chua nhẹ và tính mát nên rất tốt cho sức khỏe.


Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp
































Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ