Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp
dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề "Khoản trích dự
phòng bảo hành công trình xây dựng có được tính vào chi phí được trừ khi tính
thuế TNDN không?". Bài viết dành cho các chủ doanh nghiệp và kế toán viên đang
phụ trách phần thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề
này qua bài viết dưới đây nhé.
Những công trình xây dựng nào được lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2019/TT-BTC có quy định như
sau:
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng
- Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng do doanh nghiệp thực hiện đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua còn trong thời hạn bảo hành và doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện, bảo hành theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.
- Mức trích lập: Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất để trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã tiêu thụ và dịch vụ đã cung cấp trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng có cam kết bảo hành. Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng theo cam kết với khách hàng nhưng tối đa không quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ trong năm đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và không quá 5% trên giá trị hợp đồng đối với các công trình xây dựng.
Theo đó, những công trình xây dựng do doanh nghiệp thực hiện đã bán, đã cung cấp
hoặc đã bàn giao cho người mua còn trong thời hạn bảo hành và doanh nghiệp vẫn
có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện, bảo hành theo hợp đồng hoặc cam
kết với khách hàng là đối tượng được lập dự phòng bảo hành công trình xây
dựng.
Sau khi lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng, doanh nghiệp phải tổng hợp vào đâu?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định như sau:
Dự
phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng
3. Sau khi
lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng
doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi
tiết là căn cứ để hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp trong kỳ.
4. Tại
thời điểm lập báo cáo tài chính năm, căn cứ tình hình tiêu thụ, bàn giao sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng và các cam kết bảo hành tại hợp
đồng hoặc các văn bản quy định liên quan, doanh nghiệp thực hiện trích lập dự
phòng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này và các quy định
sau:
- Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng.
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ.
Như vậy, theo quy định, sau khi lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng, doanh
nghiệp phải tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết.
Bảng kê
chi tiết là căn cứ để hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp trong kỳ.
Khoản trích dự phòng bảo hành công trình xây dựng có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng được quy định tại
Điều 3 Thông tư 48/2019/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc chung trong trích
lập các khoản dự phòng
- Các khoản dự phòng quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
- Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
- Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hóa, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.
- Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, khoản trích dự phòng bảo hành công trình xây dựng được tính vào chi phí
được trừ khi tính thuế TNDN trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy
ra trong kỳ báo cáo năm sau.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để
đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục
theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại
AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/khoan-trich-du-phong-bao-hanh-cong-trinh-xay-dung-co-duoc-tinh-vao-chi-phi-duoc-tru-khi-tinh-thue-t-606596-168658.html#google_vignette