Lễ Khoi kìm (Cúng rừng) của người Dao đỏ

2024/12/27

ViệtNam-Disản

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn một di sản văn hóa phi vật thể đó chính là Lễ Khoi kìm (Cúng rừng) của người Dao đỏ, một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.

Đây là một phong tục tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nơi làm lễ cúng rừng là ở Miếu thờ thần rừng. Vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, đồng bào Dao đỏ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, lại tập trung tổ chức lễ cúng rừng. Đây là một phong tục tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nơi làm lễ cúng rừng là ở Miếu thờ thần rừng của những người Dao đỏ ở thôn Đông Căm, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, đặt bên cạnh một thân cây lớn, trên gò đất cao nhất có thể trông ra xa.
“Mùa xuân là Tết trồng cây”, hòa chung trong không khí ấy, những người Dao đỏ ở huyện nông thôn mới Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã và đang duy trì, phát huy tục cúng rừng của dân tộc mình gắn với phong trào bảo vệ, phát triển rừng hết sức ý nghĩa.


Năm nào cũng vậy, vào dịp đầu xuân, dưới gốc cây cổ thụ nằm trên gò đất cao nhất ở thôn Đông Căm, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, đồng bào Dao đỏ lại thấy vị thầy cúng già Triệu Hữu Phấu tay cầm cuốn sách cũ ghi bằng thứ tiếng Dao cổ lầm rầm khấn bái, xung quanh đầy đủ lễ vật như rượu, thịt, vàng mã để dâng lên thần linh. Theo quan niệm, lễ cúng được thực hiện để cầu xin thần linh phù hộ, che chở cho cả thôn một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà bình an, mạnh khỏe, vật nuôi không dịch bệnh.
Thầy Phấu chia sẻ: "Phong tục này đã có từ thời các cụ ngày xưa khai thiên lập địa ở đây, rồi thế hệ sau lại kế tục. Bản thân tôi cũng bắt đầu nhận nhiệm vụ này từ năm 1980 cho đến nay. Chúng tôi thờ ở đây là chúa sơn lâm, thổ địa, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, bà con làng xóm mạnh khỏe, làm ăn, chăn nuôi, trồng cấy mọi sự đi lên."


Lễ cúng thần rừng cũng không quá cầu kỳ, phức tạp. Cả thôn góp nhau mỗi gia đình một con gà, một chai rượu, rồi góp tiền mổ chung một con lợn, thêm chút xôi, vàng mã… Bài khấn của thầy cúng được niệm bằng tiếng Dao cổ mà ngay chính những người biết tiếng Dao cũng không chắc hiểu được. Trong lúc thực hiện cúng tế, các thanh niên tranh thủ trồng thêm cây mới ra xung quanh khu rừng cấm. Cùng tham gia lễ cúng còn có đám thanh niên trai tráng và các bậc trung cao niên trong làng. Theo anh Triệu Văn San, cây cổ thụ được tôn thờ là “cây thiêng. Người Dao đi đến đâu cũng phải gắn với cây, với rừng, phải tìm “cây thiêng” để làm nơi nương nhờ, che chở cho cả làng bản. Khu rừng nơi “cây thiêng” ngụ mọi người cùng phải có ý thức bảo vệ, hạn chế lui tới hay thả rông gia súc vào đây. Anh San cho biết: "Ý nghĩa của nó là ở đâu cũng phải có một cái cây làm chủ rừng, cái gốc linh thiêng đó thì chúng tôi phải gìn giữ, thờ cúng, tôi rất tự hào về phong tục này của dân tộc mình và sẽ phải phát huy truyền thống của cha ông để lại, phải gìn giữ chứ không thể bỏ được".
Sau phần nghi lễ sẽ diễn ra hoạt động ẩm thực ngay giữa rừng, tất cả thức ăn chuẩn bị tới sẽ phải ăn hết mà không được mang về, rượu không uống hết cũng phải đem chôn. Điều đặc biệt, theo kiêng kỵ của người Dao, chỉ có đàn ông mới được có mặt trong lễ cúng rừng. Vì là rừng cấm, rừng thiêng nên tất cả mọi người trong thôn đều có ý thức bảo vệ, chỉ được trồng mới chứ không cho phép bất cứ ai trong ngoài thôn chặt phá rừng.


Những người tham gia lễ cúng sẽ thảo luận những vấn đề liên quan đến thôn, bản và những quy định liên quan đến việc bảo vệ, quản lý rừng. Những ngày bình thường trong năm, người dân không được vào trong rừng để lấy củi, lấy măng. Người Dao đỏ đưa ra các quy định cho cả cộng đồng phải thực hiện đối với rừng cấm rõ ràng, như sau: Không được chặt cây khai thác rừng, không đốt lửa, không được dựng nhà và săn bắn trong khu rừng cấm, không được lấy củi, chăn thả gia súc. Mọi hành vi xâm phạm đến rừng đều phải nhận những hình phạt thích đáng. Kết thúc buổi lễ, những người cao tuổi trong bản sẽ truyền đạt cho thế hệ kế cận trách nhiệm để gìn giữ phát triển rừng. Những nguồn dược liệu quý giá được đúc kết thành nhiều bài thuốc chữa bệnh có từ lâu đời của người Dao sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào trách nhiệm giữ rừng của nhiều thế hệ. Khi lễ cúng đã hoàn tất, lễ vật sẽ được hạ xuống và chia đều cho những người đến dự cùng hưởng lộc rừng.


Tục thờ thần rừng là một nghi lễ truyền thống đã có từ cổ xưa và ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh của người Dao đỏ và là một phong tục đẹp cần được nhân rộng và gìn giữ. Lễ cúng tạo nên mối quan hệ gắn kết trong cộng đồng, làng bản, nâng cao ý thức gìn giữ, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng cho hôm nay và mai sau.



Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp










Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ