Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần được quy định như thế nào?. Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế, doanh nghiệp đang muốn tìm hiểu về cách tính thuế. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực tiếp mà nhà nước đánh vào phần lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong một kỳ kinh doanh
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần là khoản thu nhập thuộc các khoản thu nhập khác khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi chuyển nhượng cổ phần, vốn góp, cổ đông cần đặc biệt lưu ý nghĩa vụ kê khai và nộp thuế. Vậy mức thuế chuyển nhượng là bao nhiêu, được quy định như thế nào?
1. Thuế chuyển nhượng cổ phần là gì?
Thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần là loại thuế được đánh trực tiếp vào khoản thu nhập có được từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần trong doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần.Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần được quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, ban hành ngày 03/6/2008.
2. Phạm vi áp dụng tính thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 14, Thông tư 78/2014/TT-BTC, phạm vi áp dụng tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng cổ phần như sau:Thu nhập phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác, bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp.
Lưu ý: Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.
Trường hợp bán toàn bộ công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn, có gắn với bất động sản kê khai: Kê khai và nộp thuế theo Tờ khai mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư 78.
Doanh nghiệp chuyển nhượng vốn nhận bằng tài sản hoặc cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,... có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế TNDN. Trong đó, giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,... được xác định căn cứ theo giá bán thực tế trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.
3. Cách tính thuế TNDN từ chuyển nhượng cổ phần
Cách tính thuế TNDN từ chuyển nhượng cổ phần được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC.3.1. Công thức tính thuế
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 14, Thông tư 78/2014/TT-BTC, thuế TNDN đối với thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng vốn như sau:Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20%.
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng - Giá mua của phần vốn chuyển nhượng - Chi phí chuyển nhượng.
3.2. Giá chuyển nhượng
Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế bên chuyển nhượng thu nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng.Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng sẽ dựa theo tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng điều kiện về thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng.
Nếu việc ấn định giá của cơ quan thuế không phù hợp thì việc ấn định giá sẽ do các tổ chức ấn định giá chuyên nghiệp thực hiện.
Lưu ý:
Doanh nghiệp chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân khác với giá trị chuyển nhượng từ 20 triệu đồng trở lên bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu chuyển nhượng vốn không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng.
3.3. Giá mua phần vốn chuyển nhượng
Trường hợp chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp có vốn 100% của nước ngoài.Trường hợp phần vốn góp mua lại thì giá mua là giá trị vốn góp tại thời điểm mua. Trong đó, giá mua sẽ căn cứ theo hợp đồng mua lại phần vốn góp và các chứng từ thanh toán liên quan.
3.4. Chi phí chuyển nhượng
Chi phí chuyển nhượng là các khoản thực chi liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc phải được xác nhận bởi cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập tại nước có chi phí phát sinh và phải được dịch ra tiếng Việt.
Các khoản thuộc chi phí chuyển nhượng:
- Chi phí làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.
- Các khoản phí, lệ phí cần nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng.
- Chi phí phát sinh khi giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng.
- Các chi phí khác (có chứng từ chứng minh).
4. Khai thuế TNDN khi chuyển nhượng cổ phần
Căn cứ theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, hồ sơ khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn gồm:- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn)
- Bản chụp của hợp đồng chuyển nhượng;
- Bản chụp quyết định chuẩn y việc chuyển nhượng vốn của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Bản chụp chứng nhận vốn góp;
- Chứng từ gốc của các khoản chi phí.
- HÌnh thức nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế.
- Gửi qua hệ thống bưu chính.
- Gửi bằng văn bản điện tử qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
- Là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền chuẩn y về việc chuyển nhượng vốn.
- Hoặc ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày các bên thỏa thuận chuyển nhượng vốn tại hợp đồng chuyển nhượng vốn đối với trường hợp không thuộc chuẩn y việc chuyển nhượng vốn.
Trên đây là một số quy định về thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần, cách tính thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần/chuyển nhượng vốn.
Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động chuyển nhượng cần xác định được thu nhập tính thuế, giá chuyển nhượng, giá mua vốn chuyển nhượng, chi phí chuyển nhượng và kê khai thuế TNDN đúng quy định.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://einvoice.vn/tin-tuc/thue-tndn-chuyen-nhuong-co-phan-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao