Tìm hiểu về tỉnh Gia Lai

2024/12/05

ViệtNam-Tỉnhthành

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn tỉnh Gia Lai của Việt Nam, đây là một trong các tỉnh thành thuộc vùng cao tại Việt Nam, do đó nơi này sở hữu khí hậu mát mẻ cùng với cảnh vật thiên nhiên phong phú đa dạng, luôn là điểm đến đối với các khách du lịch trong và ngoài nước.
Gia Lai là một tỉnh miền núi phía bắc của vùng Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam và là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam. Tỉnh Gia Lai cũng đứng thứ nhất về diện tích và đứng thứ hai về dân số vùng Tây Nguyên. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Pleiku.

Vị trí địa lý

Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nước biển. Gia Lai cách Hà Nội 1120 km, cách Đà Nẵng 396 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 491 km. Tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40"kinh đông.
Phía đông giáp tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên
Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk
Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi
Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri của Campuchia
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nước biển Lưu trữ 2012-08-31 tại Wayback Machine, Website tỉnh Gia Lai, khoảng 100 km đường biên chủ yếu là huyện Krông Pa, 1 phần huyện Ia Pa và Kông Chro. Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km, gồm các huyện Đức Cơ, Chư Prông, và 1 ít của huyện Ia Grai. Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum.

Khí hậu

Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22-250C. Vùng Đông Trường Sơn từ 1.200-1.750 mm, Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500 mm. Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Các nguồn tài nguyên

  • Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên là 15.510,13 km2, có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính: đất phù sa, đất xám, đất đen, đất đỏ, đất mùn vàng đỏ, Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá. Phần lớn đất đai màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng, đất có tầng dày canh tác rất phù hợp với phát triển cây trồng mà đặc biệt là cây công nghiệp lâu ngày. Các vùng thung lũng và khu vực đất bằng có nhiều sông suối chảy qua, thuận lợi cho việc mở rộng diện tích sản xuất đất nông nghiệp và phát triển nuôi trồng thủy sản.
  • Tài nguyên nước: Gia Lai có tổng trữ lượng khoảng 23 tỉ m3, phân bố trên hệ thống các con sông lớn như: sông Sê San, sông Ba, sông Srê Pook. Tiềm năng nước ngầm có trữ lượng khá lớn, chất lượng tốt, phân bố chủ yếu trong phức hệ nước phun trào bazan có tổng trữ lượng cấp A+B là 23.894m3/ngày, cấp C1/là 61.065 m3/ngày và cấp C2 là 989.600 m3/ngày, cùng với hệ thống nước bề mặt đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân trong địa bàn tỉnh.
  • Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp là 728.279,30 ha, chiếm 46,87% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Do trải rộng trên nhiều vùng khí hậu nên các hệ sinh thái rừng Gia Lai phong phú. Hệ động thực vật phong phú và đa dạng cả về giống, loài và số lượng các thể có giá trị. Đặc biệt, có nhiều loài thú quý hiếm.
  • Tài nguyên khoáng sản: tỉnh có tiềm năng khoáng sản phong phú và đa dạng. Trong đó có những loại có giá trị kinh tế cao như: Kim loại quý (quặng bôxít, vàng, sắt, kẽm), đá granít, đá vôi, đất sét, cát sỏi xây dựng…

Các địa điểm du lịch ở Gia Lai

Núi lửa Chư Đăng Ya

Cách trung tâm thành phố hơn 20km, núi lửa Chư Đăng Ya là tọa độ yêu thích của hội mê khám phá thiên nhiên. Cụm từ “Chư Đăng Ya” trong tiếng dân tộc J’rai có nghĩa là “củ gừng dại” và liên quan đến một câu chuyện cổ. Nằm giữa những thửa ruộng chữ nhật của ngôi làng Ploi lagri, đây vốn là một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động hàng triệu năm.

Biển hồ

Còn được gọi bằng cái tên khác - hồ T’nưng, Biển Hồ là địa điểm du lịch Gia Lai không thể bỏ qua khi đến phố núi này. Nằm giữa cao nguyên ở độ cao 800m so với mực nước biển, nơi này bao gồm hai hồ nước ngọt tự nhiên được ôm trọn bởi những cánh rừng thông xanh mướt và núi nón trùng điệp.


Với diện tích mặt nước lên đến 230ha, Biển Hồ đẹp như một bức tranh thủy mặc với làn nước xanh ngắt mang lại cảm giác cực mát mẻ, dù thời tiết Gia Lai vốn oi nồng. Vì vậy, nơi này còn được xem là “lá phổi xanh” hay “đôi mắt Pleiku”.

Thác Hang Én

Địa điểm du lịch Gia Lai này hay còn được gọi bằng một cái tên khác là thác K50. Vốn là thượng nguồn của dòng sông Côn, thác Hang Én nằm bên ẩn sâu trong những cánh rừng nguyên sinh thuộc khu bảo tồn Kon Chư Răng. Với độ cao hơn 50m và chiều rộng tối đa 100m, dòng thác này đẹp như một dải lụa xanh bạc giữa đại ngàn.

Chùa Minh Thành

Đâu chỉ có rừng cây, ao hồ hay núi non hùng vỹ, Gia Lai còn có một tọa độ check-in đậm chất Á Đông, chính là chùa Minh Thành. Nằm trên một ngọn đồi cách trung tâm thành phố 2km, ngôi chùa này được xây dựng từ năm 1964 và trở thành nơi hành hương, thờ cúng quen thuộc của người dân địa phương

Ẩm thực ở Gia Lai

Phở hai tô

Phở hai tô hay còn có tên gọi khác là phở khô. Món ăn được bày ra 2 tô, 1 tô bánh phở và 1 tô nước súp. Bánh phở làm từ bột gạo xay sau đó chế biến thành sợi nhỏ. Sợi phở Gia Lai mềm, dai, không vón cục, không nát. Bánh phở ăn kèm thịt gà xé, thịt heo bằm, bò gân, bắp bò hay bò viên và hành phi. Nước lèo được ninh từ gà hoặc bò tùy theo bí quyết của mỗi cửa hàng.

Bún mắm cua

Bún mắm cua hay còn được gọi là bún cua thúi là một trong những đặc sản Gia Lai gây tò mò nhất với du khách. Loại mắm dùng để nấu nước lèo là mắm ủ từ cua đồng nên có mùi vị đặc trưng, khác lạ. Bún ăn kèm bì heo chiên giòn, bánh phồng tôm, chả nem, thịt ba chỉ. Nhiều người thoạt ngửi mùi lạ của mắm cua thì e dè nhưng đã một lần thưởng thức thì nhớ mãi không quên.

Muối kiến vàng

Muối kiến vàng được làm từ loại kiến vàng rừng vùng Ayunpa. Kiến được bắt về được rang sơ rồi đem giã với ớt, vài loại lá rừng và muối hạt. Vị mặn của muối kết hợp vị chua thanh của kiến và bị cay nồng của ớt và các loại lá rừng tạo nên một loại muối chấm tuyệt hảo. Du khách nào đã được thưởng thức loại muối này đều muốn mua về dùng dần hoặc làm quà tặng.


Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ