Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS xin được
trình bày về trường hợp Kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm
toán, nhằm cung cấp thêm thông tin cho những người đang hành nghề kiểm toán và
những người quan tâm đến Kế toán Kiểm toán nói chung.
Vị trí địa lý
Bình Phước là tỉnh ở khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp 3 tỉnh Đắk Nông,
Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia với chiều dài
đường biên giới là 240 km; phía Bắc giáp tỉnh Krachê và Mundukini (Campuchia),
phía Nam giáp tỉnh Bình Dương.
Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, nên tỉnh có
địa hình rất đa dạng, gồm cả địa hình cao nguyên, đồi núi và đồng bằng.
Đất đai ở Bình Phước thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày có giá
trị kinh tế rất cao như: tiêu, điều, cà phê, cao su…
Khí hậu
Khí hậu Bình Phước thuộc dạng nhiệt đới gió mùa ổn định, chia thành hai mùa
trong năm (mùa mưa bắt đầu tư tháng 05 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu tù tháng
11 đến tháng 04 ), lượng mưa trung bình là 2.400mm/năm. Bình Phước hầu như
không có lụt và bão lớn, nhiệt độ trung bình khoảng 26,5oC.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên ở Bình Phước là rừng với hệ sinh thái động- thực vật
phong phú và đa dạng.
Rừng và đất rừng ở Bình Phước có khoảng 360.000 ha, chiếm 53% tổng diện tích
tự nhiên toàn tỉnh.
Nơi đây tập trung rất nhiều loài gỗ quý như: cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương, sao,
bằng lăng… Nhiều loài cây cung cấp vật liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ như:
song, mây, tre, lồ ô… Các loại củ lấy bột như: củ nần, củ mài, củ chụp, hạt
gấm, hạt buông… Các loại rau rừng là loại thức ăn bổ dưỡng cho con người: lá
nhíp, lá nhau, đọt mây, măng, tàu bay…
Rừng ở Bình Phước cũng là nơi cư trú và sinh sống vá của các loài động vật quý
hiếm: voi, tê giác, trâu rừng, nai…
Rừng ở đây có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh
thái, tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông lớn như: sông Bé, sông Sài
Gòn, sông Đồng Nai…góp phần giảm lũ đột ngột đối với các tỉnh vùng hạ nguần và
đảm bảo nguần sinh thuỷ trong mùa khô kiệt.
Đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây công nghiệp có giá trị kinh
tế cao như cao su, điều, cà phê, tiêu... đã tạo nên tiềm năng to lớn trong
phát triển kinh tế của Bình Phước. Hướng tập trung vào phát triển cây công
nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả nông nghiệp và đem lại thành công cho
công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, đời sống người dân ngày càng được
cải thiện. Công nghiệp của tỉnh cũng đang từng bước phát triển với nhiều dự án
lớn; hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đã đóng góp một phần đáng
kể vào sự phát triển chung của tỉnh.
Dân cư
Đây là nơi cư trú của nhiều dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ
lớn, đa số là người S'Tiêng, một số ít là người Hoa, Khmer, Nùng, Tày...
Văn hóa, du lịch
Là một tỉnh tái lập nhưng trong quá trình hình thành và phát triển, từ lâu
Bình Phước đã được nhiều người biết đến là một vùng đất có nền văn hoá lâu
đời. Nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện và nghiên cứu có niên đại các đây
2.000 năm như: đàn đá, thành đất cổ, các công cụ đá, gốm thuộc nền văn minh Óc
Eo.
Tỉnh có nhiều di tích lịch sử của trung ương gắn liền với sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc như: Phú Riềng Đỏ với phong trào nổi dậy và đấu tranh của
công nhân cao su Phú Riềng trong cuộc kháng chiến chống pháp năm 1929-1930;
chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của ngành cao su Việt Nam và các tỉnh miền Đông
Nam được thành lập ngày 28-10-1929 ; nhà tù Bà Rá nằm giữa rừng thiêng nước
độc mà thực dân pháp làm nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước: Nhà
giao tế Lộc Ninh là thủ phủ chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam- nơi đón tiếp các Phái đoàn Liên hiệp Quân sự 4 bên, phái đoàn Quốc
tế kiểm soát và giám sát thì hành Hiệp Định pari (1973); Khu Căn cứ Quân uỷ và
Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang Giải phóng miền Nam Việt Nam (Căn cứ Tà
Thiết); Sóc Bom Bo với hình ảnh đồng bào S’tiêng ngày đêm giã gạo nuôi quân
đánh giặc trong những năm 1965-1968 đấu tranh chống Mỹ cứu nước.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một hệ thống sông, suối tương đối nhiều, có
giá trị phát triển kinh tế và phục vụ du lịch cũng như cân bằng sinh thái và
đa dạng sinh học, cung cấp nguần nước ngọt cho các tỉnh thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phiá Nam… Dòng sông Bé với nhà máy thuỷ điện Thác Mơ, Cần Đơn và
Srok Phu Miêng. Sông Sài Gòn với khu căn cứ Bộ chỉ huy Miền và hồ Dầu Tiếng.
Dòng sông Đồng Nai với nhiều thác gềnh như: Tàn Sao, Công Viên, Sừng Trâu… đã,
đang và sẽ là điểm hẹn của nhiều chương trình du lịch trong tương lai.
Nét đẹp của những danh thắng, di tích lịch sử văn hoá trên tỉnh Bình Phước
đang hấp dẫn du khách từ các dịa phương trong nước và quốc tế đến tìm hiểu,
khám phá.
Các chuyên gia cũng cho rằng, để thu hút các dòng khách từ các thị trường trên
thì việc xác định các loại hình du lịch của Bình Phước cũng là việc làm quan
trọng hàng đầu hiện nay. Theo đó, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch
thương mại cửa khẩu, du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch caravan,
du lịch tâm linh, du lịch mạo hiểm… là những thế mạnh mà tỉnh Bình Phước cần
tập trung khai thác để thu hút khách du lịch từ các thị trường mục tiêu.
Địa điểm du lịch tại Bình Phước
Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Vườn quốc gia Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) nằm ở phía đông bắc tỉnh Bình
Phước, cách thành phố Đồng Xoài khoảng 90 km theo TL741. Bù Gia Mập thuộc vùng
đất thấp của nam Tây Nguyên, có đỉnh núi cao nhất 700 m so với mực nước biển.
Bên cạnh việc lưu trữ nhiều loại gen quý hiếm với hệ động thực vật phong phú,
đây còn là điểm đến phù hợp với những người thích mạo hiểm và mê thiên nhiên
hoang dã.
Để khám phá vườn quốc gia, bạn cần dành ít nhất 2 ngày một đêm. Khoảng thời
gian này đủ để trải nghiệm nhiều điểm như thác Đắk Mai, hồ Hoa Mai, thăm cây
di sản, hòa mình vào thiên nhiên, tham quan di tích điểm cuối đường dẫn ống
xăng dầu Bắc-Nam. Buổi tối là khoảng thời gian thích hợp để tổ chức giao lưu
văn hóa, thưởng thức những món ăn độc đáo của đồng bào S’tiêng và đi soi thú
đêm trong rừng.
Núi Bà Rá
Nằm ở độ cao 730 m so với mực nước biển, núi Bà Rá được xem là ngọn núi cao
thứ ba ở Nam bộ, sau Bà Đen (Tây Ninh) và Chứa Chan (núi Gia Lào, Đồng Nai).
Bà Rá nằm trên địa phận phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, cách thành phố
Đồng Xoài khoảng 50 km, là điểm đến của nhiều chuyến trekking. Đồng bào
S’tiêng gọi ngọn núi này là "Bơnom Brah" có nghĩa là "ngọn núi Thần". Ở đây
không khí trong lành và khung cảnh rất đẹp. Từ trên đỉnh núi, có thể nhìn thấy
những vùng lân cận hay hồ Thác Mơ dưới chân núi.
Chùa Sóc Lớn
Chùa Sóc Lớn thuộc ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, cách trung tâm
thị trấn Lộc Ninh khoảng 10 km. Đây là ngôi chùa Khmer lâu đời nhất ở Bình
Phước, được xây dựng từ năm 1931, với diện tích hơn 1.200 m2. Ở chùa, du khách
sẽ có cơ hội tìm hiểu về đời sống tâm linh của người bản địa và trải nghiệm
nhiều hoạt động văn hóa và sinh hoạt lễ hội truyền thống của người Khmer. Ngôi
chùa được xem như một "bảo tàng" giúp bạn có cái nhìn toàn diện về phong tục,
tập quán, tôn giáo, và bề dày lịch sử văn hóa của dân tộc Khmer.
Căn cứ Tà Thiết
Căn cứ Tà Thiết (Bộ Chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam) là di tích lịch
sử quốc gia thuộc xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, có diện tích 3.500 hecta.
Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, căn cứ được xây dựng quy mô, hệ thống hầm,
hào, trạm xưởng, trường lớp dựng chắc chắn, bảo đảm tốt cho việc huấn luyện và
chiến đấu. Căn cứ là điểm tập kết quân lớn nhất từ miền Bắc vào Nam để chuẩn
bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tà Thiết được xem là địa chỉ đỏ cách mạng, là
điểm du lịch về nguồn cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân tỉnh Bình Phước nói riêng
và du khách cả nước nói chung.
Lâm viên Mỹ Lệ
Với diện tích khoảng 50 ha, lâm viên Mỹ Lệ (xã Long Hưng, huyện Phú Riềng) có
không gian giao thoa giữa núi đồi và ao hồ, thuận lợi về đường giao thông khi
chỉ cách thành phố Đồng Xoài khoảng 30 km. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm
thực tế ở các vườn cây ăn trái, đồi chè ôlong. Đặc biệt, vào mùa thu hoạch,
bạn có thể tận tay hái chôm chôm, bưởi, măng cụt... Du khách sẽ được đi tàu
điện để thưởng lãm khung cảnh đồi chè hay đạp xe, đi xe trâu và thưởng thức
quả ngọt, ngắm vườn bánh thú với nhiều chủng loại.
Ẩm thực tại Bình Phước
Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau nên các món
ăn truyền thống đa dạng, kết hợp nhiều loại nguyên liệu, thể hiện tính đoàn
kết cộng đồng.
Thịt lợn thả rông
Đây là đặc sản của sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng). Đây là loại lợn được nuôi thả,
không dùng thức ăn chế biến nên thịt hầu như không có mỡ, ngọt và dai, thường
được người dân S’tiêng nuôi. Thịt có thể chế biến làm nhiều món như nướng, giả
cầy, hấp. Thịt lợn nướng ăn kèm với chuối chát, rau sống, nhất là rau rừng.
Ve sầu sữa
Đây được xem là món ăn đặc sản hiếm có, do người dân thu hoạch về chế biến
thành món ăn và đãi khách. Vào mùa hè, ve sống nhiều trên các cây điều, chôm
chôm. Trời sẩm tối cũng là lúc những con ve sầu lột xác từ ấu trùng để trưởng
thành và quá trình này diễn ra rất ngắn. Chỉ sau khi lột xác khoảng 30 phút,
cánh khô cứng lại, ăn sẽ không ngon. Và những con ve lột xác này gọi là ve sầu
sữa. Ve sầu sữa nấu cháo, chiên bột, xào hành nhưng ngon nhất vẫn là chiên
giòn.
Gỏi hạt điều
Một món ăn mà khi đến Bình Phước nhất định phải thử đó là món gỏi hạt điều.
Hạt điều thay thế cho đậu phộng (lạc) kết hợp với thịt ba chỉ, tôm sú và rau
thơm đã tạo nên một dĩa gỏi có cân bằng về hương vị, thơm ngon và mát. Đây
cũng là món ăn bình dân, mỗi món dao động 30.000-50.000 đồng tùy nhà hàng
Cơm lam
Đây là món ăn phổ biến của đa phần người dân tộc đang sống tại Bình Phước. Gạo
(tẻ hay nếp) được bỏ trong ống tre, nứa hoặc lồ ô trộn với các loại đậu để
tăng mùi vị. Ống tre được chọn để nấu không quá non cũng không quá già. Sau
khi nướng chín cơm, để nguội, du khách tước bớt lớp vỏ để vẫn giữ được lớp "áo
tre". Khi dùng, chỉ cần cắt thành những khúc nhỏ, chấm cùng muối lạc, muối
vừng. Cơm lam có vị ngọt tự nhiên của gạo quyện với mùi thơm của tre nứa.
Bún cá đọt mây
Đây là món ăn thể hiện sự tổng hòa của nhiều hương vị từ thiên nhiên nhưng nổi
bật lên là chút đắng của đọt mây rừng. Đặc biệt, khi dùng, thực khách phải kèm
với rau nhíp và bắp cải, thêm chút ớt xanh xiêm hòa quyện với vị béo của cá
lăng, vị bùi của rau nhíp, bắp cải tươi giòn giảm độ ngấy.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp