Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS xin được
trình bày về nội dung "Được giảm thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu nếu số thuế
phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại". Bài viết sẽ cung cấp
cho bạn những thông tin thực tế và hữu ích, chắc hẳn sẽ mang lại những giá trị
phục vụ cho cuộc sống và công tác Kế toán Kiểm toán của những người đang theo
ngành nghề và cả những người có sự quan tâm đến thuế TNCN.
Được giảm thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu nếu số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại
Căn cứ Điều 4 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
Giảm thuế
Theo quy định tại Điều 5 Luật thuế Thu nhập cá nhân, Điều 5 Nghị định số
65/2013/NĐ-CP, người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn,
bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương
ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. Cụ thể như
sau:
1. Xác định số thuế được giảm
a) Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm tính thuế. Người nộp thuế gặp
khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm tính thuế
nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm tính thuế đó.
b) Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân
mà người nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm:
b.1) Thuế thu nhập cá nhân đã nộp hoặc đã khấu trừ đối với thu nhập từ đầu tư
vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản,
thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền
thương mại, thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng.
b.2) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập
từ tiền lương, tiền công.
c) Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế
để khắc phục thiệt hại trừ (-) đi các khoản bồi thường nhận được từ tổ chức
bảo hiểm (nếu có) hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).
d) Số thuế giảm được xác định như sau:
d.1) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại
thì số thuế giảm bằng mức độ thiệt hại.
d.2) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại
thì số thuế giảm bằng số thuế phải nộp.
2. Thủ tục, hồ sơ xét giảm thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn về quản lý
thuế.
Theo đó, trong trường hợp số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong tính thuế
lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế được giảm sẽ bằng mức độ thiệt hại.
Đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư
119/2014/TT-BTC như sau:
Người nộp thuế
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại
Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày
27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập
cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
(sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo
quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số
65/2013/NĐ-CP.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và
ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định
với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối
với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì
nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường
hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao
động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ
tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp
định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại
Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập
Như vậy, theo quy định trên thì những đối tượng sau đây phải nộp thuế thu nhập
cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát
sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định. Trong đó:
- Cá nhân cư trú là người có một trong các điều kiện:
(1) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc
tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó
ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 01 ngày.
(2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
+ Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú;
+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời
hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế;
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định trên nhưng
thực tế họ có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân đó
không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân
cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng
nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp
định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá
nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu trên.
Người lao động phải đóng thuế thu nhập cá nhân nếu có mức lương bao nhiêu
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản
5 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) có quy định như sau:
Thu nhập tính thuế
1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là
tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các
khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt
buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều
20 của Luật này.
Tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có quy định như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế
thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo
Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu
đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Và tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về khấu trừ
thuế như sau:
Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế
phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như
sau:
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư
trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2
Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu
nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức
10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Theo đó, cá nhân không có người phụ thuộc thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân
khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (132
triệu đồng/năm)
Trường hợp người lao động không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động
dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải
khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế
theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau
khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam
kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa
khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/duoc-giam-thue-thu-nhap-ca-nhan-bao-nhieu-neu-so-thue-phai-nop-trong-nam-tinh-thue-lon-hon-muc-do-t-24926.html