Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Bài viết dưới đây chúng tôi
sẽ đưa các bạn thăm quan một địa danh vô cùng nổi tiếng không chỉ riêng ở Việt
Nam mà còn khắp thế giới, nơi đây hội tụ những đặc sắc văn hóa vùng biển đi
kèm với đó là những giá trị lịch sử vô cùng hào hùng của dân tộc Việt Nam, đó
chính là vườn quốc gia Côn Đảo mời mọi người theo chân chúng tôi khám
phá.
Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc hệ thống rừng đặc dụng, là 1 trong 33 Vườn quốc
gia của Việt Nam. Nằm trên địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Được
thành lập theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Thủ tướng
chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
VQG Côn Đảo thuộc quần đảo Côn Đảo nằm Cách cửa sông Hậu (tỉnh Cần Thơ) 83 km,
cách thành phố Vũng Tàu 185 km và thành phố Hồ Chí Minh 250 km, quần đảo gồm
16 đảo nhỏ, đảo lớn nhất là Côn Sơn. Địa hình đảo Côn Sơn là vùng đồi núi, ưu
thế bởi các dãy đá granit chạy từ phía Tây Nam đến Đông Bắc, che chở cho các
vùng vịnh của đảo cả về hai phía khỏi những luồng gió mạnh. Những điểm cao
nhất trên đảo là đỉnh Núi Thánh Giá và Núi Chúa, có độ cao 577 m và 515 m.
Điểm cao nhất trên các đảo nhỏ là 350 m.
VQG Côn Đảo thuộc hệ thống rừng đặc dụng, là 1 trong 34 Vườn quốc gia của Việt
Nam. Tổng diện tích tự nhiên: 19.883,15 ha, gồm: Phần diện tích bảo tồn rừng
trên các hòn đảo: 5.883,15 ha. Phần diện tích bảo tồn biển: 14.000 ha. Ngoài
ra, diện tích vùng đệm trên biển là: 20.500 ha.
Hệ sinh thải tự nhiên
Thảm thực rừng của VQG Côn Đảo mang tính đặc trưng tiêu biểu cho hệ sinh thái
rừng nhiệt đới, hải đảo thể hiện qua các sinh cảnh rừng là rừng lá rộng thường
xanh, rừng lá rộng nửa rụng lá, rừng tre và rừng ngập mặn ven biển. Sự phong
phú của các sinh cảnh rừng của VQG Côn Đảo là điều kiện thuận lợi để các loài
động vật rừng, động vật hoang dã cư trú, sinh sống và phát triển; nó có giá
trị, ý nghĩa về bảo tồn cảnh quan tự nhiên, bảo tồn rừng và các loài động vật
hoang dã đang sinh sống trong các khu rừng. Về thành phần các thực vật rừng ở
VQG Côn Đảo đã ghi nhận 1.077 loài thực vật thuộc 640 chi của 160 họ thực vật
bậc cao có mạch. Nghiên cứu về động vật có xương sống trên cạn đã ghi nhận tại
VQG Côn Đảo có 155 loài thuộc 64 họ, 26 bộ gồm 25 loài thú, 85 loài chim, 32
loài bò sát và 13 loài ếch nhái.
Biển Côn Đảo có 3 hệ sinh thái chính: hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích
là 18 ha, hệ sinh thái cỏ biển có diện tích khoảng 200 ha, hệ sinh thái các
sạn san hô có diện tích khoảng 1.000 ha.
Khu hệ sinh vật biển đã thống kê được có 1.493 loài trong đó: Thực vật ngập
mặn (Mangro forest) 23 loài, Rong biển (Algae) 127 loài, Cỏ biển (Seagrass) 11
loài, thực vật Phù du (Phytoplankton)157 loài, động vật Phù du (Zooplankton)
115 loài, San hô (Coral) 342 loài, thân mềm (Mollusa) 187 loài, cá rạn san hô
(Coral reef fishes) 202 loài, Giáp xác (Crustacea) 116 loài , Da gai
(Echiodermarta) 75 loài, Giun nhiều tơ (Polycheta) 130 loài, thú và bò sát
biển 8 loài.
Kết quả nghiên cứu đã thống kê được ở thuỷ vực Côn Đảo có tới 44 loài là nguồn
gien cực kỳ quí hiếm của biển Việt nam và đã được đưa vào Sách đỏ. Chúng bao
gồm: 02 loài rong, 02 loài thực vật ngập mặn, 03 loài san hô, 12 loài thân
mềm, 01 loài giáp xác, 04 loài da gai, 07 loài cá, 07 loài bò sát, 05 loài
chim và 01 loài thú. Đặc biệt, Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi đầu tiên tại Việt
Nam bảo tồn thành công rùa biển.
Với tiềm năng đa dạng sinh học cao, Vườn quốc gia Côn Đảo được ngân hàng thế
giới đưa vào danh sách các vùng ưu tiên cao nhất trong hệ thống các khu bảo
tồn biển toàn cầu. Năm 2013, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Vườn quốc
gia Côn Đảo là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế thứ 2.203 của thế
giới và Khu Ramsar thứ 6 của Việt Nam, đặc biệt VQG Côn Đảo là Khu Ramsar biển
– đảo đầu tiên của Việt Nam.
Các địa điểm du lịch Côn Đảo
Dinh Chúa Đảo
Nơi ở Chúa Đảo - người đứng đầu bộ máy cai trị ở Côn Đảo. Dinh được thiết kế
theo kiến trúc Pháp và vẫn còn giữ nguyên những hiện vật ngày xưa. Lối kiến
trúc đẹp, cổ kính được vây quanh bởi cây cối um tùm. Đến đây bạn sẽ được tìm
hiểu nhiều hơn về lịch sử.
Nhà tù Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo là nơi minh chứng cho những hình thức tra tấn kinh hãi thời
chiến tranh. Được dựng lại bằng những bức tượng nhưng khiến du khách không
khỏi xúc động khi đến đây. Những góc khuất của chiến tranh, tra tấn dã man lên
cha ông chúng ta. Đến đây rồi, bạn sẽ yêu thêm mảnh đất đánh đổi máu xương để
giành được độc lập.
Miếu bà Phi Yến
Miếu thờ Bà Phi yến vốn là hoàng phi của vua Gia Long Nguyễn Ánh. Giữ nguyên
được những nét kiến trúc xưa cũ, hài hòa với thiên nhiên. Là một điểm dừng
chân cho những ai yêu thích văn hóa dân tộc, lịch sử dân tộc.
Vịnh Côn Sơn
Vùng vịnh rộng lớn, nhiều góc sống ảo siêu đẹp. Không những thế ở đây còn có
bãi tắm, bờ cát trắng, nước trong đến độ mà bạn có thể nhìn thấy rạn san hô
bên dưới. Một nơi lý tưởng để ngắm hoàng hôn, dạo biển và thư giãn.
Hòn Bảy Cạnh
Là một nơi bảo tồn sinh thái, đến đây bạn sẽ bắt gặp nhiều hình ảnh những chú
rùa lên bờ đẻ trứng. Không chỉ thế, còn thể thể tắm biển, hòa vào dòng nước
mát lành. Đây là nơi cực thích cho những ai thích du lịch trải nghiệm đi theo
nhóm.
Đặc sản Côn Đảo
Cua mặt trăng
Du lịch Côn Đảo, du khách nhất định nên thưởng thức món cua mặt trăng. Đây là
loại hải sản đặc trưng của nơi đây, rất thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng.
Sở dĩ loài cua này có tên cua mặt trăng bởi phần mai của nó có các chấm màu đỏ
như hình mặt trăng. Theo người dân địa phương, cua mặt trăng ngon nhất vào
tuần trăng mọc. Thời điểm này, thịt cua ngọt, săn chắc, giàu chất khoáng, hàm
lượng thịt cũng sẽ cao hơn nhiều loài cua khác. Tùy theo nhu cầu ăn uống của
thực khách, cua mặt trăng Côn Đảo có thể chế biến thành nhiều món khác nhau
như luộc, hấp, xào, nướng,…
Ốc vú nàng
Ốc vú nàng cũng là một món đặc sản nức tiếng của Côn Đảo. Loài ốc này có hình
dáng rất độc đáo, vỏ ốc hình nón, trên đỉnh có núm nhỏ. Bên ngoài vỏ có màu
đen xám nhưng bên trong lại lấp lánh xà cừ, khi chà vỏ ốc vào cát, bạn sẽ thấy
ánh lên màu hồng.
Ốc vú nàng có quanh năm ở Côn Đảo, nhưng xuất hiện nhiều vào những ngày trăng
tròn. Thịt ốc trắng nõn, thơm ngon. Ngày trước, món ăn này chỉ vua chúa mới
được thưởng thức vì sự quý hiếm, nhưng hiện tại đã trở nên phổ biến hơn. Ốc vú
nàng có thể chế biến thành các món hấp, xào, nướng, luộc, làm gỏi… đều rất
ngon.
Gỏi cá mập
Là một đặc sản nổi tiếng của Côn Đảo, hương vị của gỏi cá mập chinh phục nhiều
thực khách. Vì món ăn này khá phổ biến tại Côn Đảo, nên bạn hoàn toàn có thể
thưởng thức ở bất kỳ nhà hàng nào.
Gỏi cá mập Côn Đảo được ăn kèm cùng nhiều loại rau xanh và rau củ thái chỉ như
đinh lăng, mơ hội, khế, chuối xanh... Khi thưởng thức, bạn lấy một miếng bánh
đa nem, cuộn hết tất cả nguyên liệu vào rồi chấm cùng với nước phỗng chua
ngọt, sẽ khiến món ăn càng thêm thơm ngon.
Cá mú đỏ Côn Đảo
Cá mú đỏ là loại cá rất hiếm, thường sống ở các rạn san hô, nên giá thành cũng
khá đắt đỏ, nhưng lại "đắt xắt ra miếng". Cá có thớ thịt trắng, dai chắc, rất
ngọt, thơm và giàu chất dinh dưỡng.
Cá mú đỏ là loại ngon nhất trong họ nhà cá mú. Những món ăn ngon Côn Đảo được
chế biến từ loài cá này phải kể đến như cá mú đỏ hấp xì dầu, gỏi cá mú đỏ chấm
mù tạt...
Tôm hùm đỏ
Với màu sắc đỏ đặc trưng, tôm hùm đỏ cũng có lên gọi khác là tôm hùm lửa. Đây
là món hải sản số một của Côn Đảo không thể bỏ qua khi đến nơi đây. Không
giống với các loại tôm hùm ở các vùng biển khác, tôm hùm đỏ Côn Đảo có kích
thước nhỏ hơn nhưng thịt rất ngọt, săn chắc và rất dai. Có nhiều cách chế biến
với tôm hùm đỏ ở Côn đảo này như hấp, nấu cháo, làm gỏi hoặc nướng, xào… Với
cách chế biến nào, món tôm cũng trông rất hấp dẫn và ngon tuyệt.
Mắm nhum
Mắm nhum là đặc sản Côn Đảo được nhiều khách du lịch mua về làm quà. Món ăn
này được chế biến khá kỳ công. Những con nhum được đánh bắt và lựa chọn kỹ
lưỡng, sau đó mới được đưa đi ướp muối và các nguyên liệu khác để làm thành
mắm với công thức gia truyền riêng biệt.
Cách phân biệt mắm nhum Côn Đảo với các loại mắm khác là khi chín, loại mắm
này có màu đỏ đục, sền sệt và có mùi thơm đặc trưng. Mắm nhum rất giàu dinh
dưỡng, dễ ăn và thường được dùng cùng các món luộc, bánh tráng.
Mứt hạt bàng
Mứt hạt bàng cũng là một đặc sản độc đáo, nên thưởng thức khi du lịch Côn Đảo.
Loại mứt này không dễ tìm ở các khu du lịch khác, vì vậy bạn nên mua về làm
quà cho người thân, bạn bè. Do được sống trong môi trường khí hậu phù hợp, nên
bàng Côn Đảo cho ra trái rất to. Trái bàng được người dân địa phương thu
hoạch, sau đó phơi khô và tách lấy hạt. Sau khi sơ chế, hạt bàng được rang
muối hoặc rang đường theo phương pháp riêng của người dân Côn Đảo. Hương vị
của mứt hạt bàng Côn Đảo bùi bùi, kết hợp với vị ngòn ngọt, mằn mặn của muối
và đường. Vỏ ngoài của hạt giòn, cắn vào phần thịt thì béo ngậy, ăn vào rất
đưa miệng, hợp để làm món ăn vặt.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp