Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ cùng
các bạn quay về quá khứ lịch sử Việt Nam để tìm hiểu một trong các sự kiện
lịch sử nổi tiếng và có sự ảnh hưởng lớn đến tương lai của dân tộc Việt Nam,
đó chính là Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn” thông qua bảo vật quốc gia này chúng ta
sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc, những dấu mốc thăng trầm của tổ
quốc từ đó khẳng định lãnh thổ chủ quyền đất nước đến bạn bè thế giới. Khơi
dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi con người Việt Nam, vậy hãy cùng
AGS đi tìm hiểu về món bảo vật nêu trên để chúng ta có những cái nhìn sâu sắc
hơn bạn nhé.
Môn Hạ sảnh ấn là một trong những ấn biểu hiện quyền lực của Nhà nước phong
kiến, dùng để đóng những văn bản hành chính quan trọng của triều đình nhà
Trần, từ thời vua Trần Duệ Tông về sau. Sảnh Môn Hạ là một trong 3 sảnh, cơ
quan cao nhất của hệ thống chính quyền trung ương nhà Trần, và là cơ quan thân
cận của nhà vua, có nhiệm vụ giữ bảo ấn, truyền lệnh của vua tới các quan và
các công việc lễ nghi trong cung. Cho tới nay, những phát hiện về ấn đồng của
các triều đại phong kiến Việt Nam trên đất nước ta rất ít. Môn Hạ sảnh ấn là
chiếc ấn đồng hiện biết có niên đại sớm nhất và nội dung rõ ràng nhất liên
quan đến lịch sử hành chính trung ương triều Trần. Vì thế, đây cũng là hiện
vật đặc biệt quý hiếm trong di sản văn hóa dân tộc. Trong số 30 hiện vật, nhóm
hiện vật tiêu biểu được Thủ tướng công nhận Bảo vật quốc gia Đợt 1, quyết định
số 1426/QĐTTg ngày 1/10/2012 có ấn đồng MÔN HẠ SẢNH ẤN. Tên gọi như thế là
theo phiên âm 4 chữ theo thể Triện thư trên mặt ấn.
Theo tài liệu lưu trữ của Bảo tàng Lịch sử quốc gia và văn bản trình Hội đồng
Giám đinh cổ vật Bộ Văn hóa ,Thể thao và Du lịch, ấn đượcphát hiện tại xã
Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh vào năm 1962. Hiện nay ấn đang được
lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam.
Ấn được đúc hình vuông, tạo ba cấp khá đều. Ấn có chiều cao 8,5cm, mặt ấn hình
vuông, cạnh 7,3cm x 7,3cm, nặng 1,4kg.Quai ấn tạo hình chữ nhật dẹt, chỏm
cong, giống như hình bia đá. Hai bên cạnh lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán. Bên
phải khắc 4 chữ, phiên âm: “Môn hạ sảnh ấn” (Ấn sảnh Môn hạ). Bên trái khắc 11
chữ, phiên âm:“Long khánh ngũ niên, ngũ nguyệt, nhị thập tam nhật tạo” ( dịch
nghĩa : chế tạo vào ngày 23 tháng 5, năm thứ 5 niên hiệu Long Khánh, đời vua
Trần Duệ Tông, 1377).
Mặt ấn đúc nổi 4 chữ theo thể Triện thư “Môn hạ sảnh ấn” (Ấn sảnh Môn hạ) Sảnh
Môn hạ là cơ quan Trung ương nằm trong bộ ba “Tam sảnh” gồm: sảnh Thượng thư,
sảnh Trung thư và sảnh Môn hạ. Đây là ba cơ quan cao nhất của triều đình nhà
Trần. Sảnh Thượng thư có nhiệm vụ giúp Tể tướng quản lý các việc có liên quan
đến quan chức, chức Hành khiển Thượng thư đứng đầu. Hành khiển là chức rất
lớn, bao trùm các chức Lệnh thị lang ,Tả Hữu ty Lang trung. Sảnh Trung thư giữ
việc bàn bạc mọi việc trọng đại của quốc gia. Sảnh Môn hạ là cơ quan thân cận
của nhà Vua, có nhiệm vụ giữ bảo ấn, chuyển lệnh của Vua tới các quan, nhận
lời tấu của Vua và các công việc lễ nghi trong cung. Sảnh Môn hạ còn giữ quyền
thẩm tra kiểm duyệt mọi việc sau đó mới được ban bố thi hành. Chức quan này ở
sảnh Môn hạ triều Trần cũng đều do những đại thần tài giỏi đảm nhiệm như:vào
năm thứ 6 niên hiệu Khai Thái (1329), đời vua Trần Minh Tông phong cho Vũ
Nghiêu Tá làm Nhập Nội Hành Khiển,Hữu Ty Lang Trung, sảnh Môn hạ (Đại Việt sử
ký toàn thư,Bản kỷ,1972, t.2, tr.135)….Vào nămthứ 11 niên hiệu Khai Hựu
(1339), vua Trần Hiến Tông lấy Trương Hán Siêu làmHữu Ty Lang Trung, sảnh Môn
hạ rồi sai Ông cùng Đại doãn Kinh sư Nguyễn Trung Ngạn biên soạn bộ Hoàng
Triều đại điển và khảo đính bộ Hình Thư để ban hành(Đại Việt sử ký toàn
thư,Bản kỷ,1972, t.2, tr.147).
Các đại thần tài giỏi này tuy đã làm ở sảnh rồi nhưng vẫn được kiêm nhiệm các
chức vụ khác như Hành khiển Phạm Sư Mạnh, vào năm thứ 5 niên hiệu Đại Trị
(1362) được vua Trần Dụ Tông phong thêm chức Tri khu mật viện sự.(Đại Việt sử
ký toàn thư,Bản kỷ,1972, t.2, tr.165).
Vào năm đầu niên hiệu Thiệu Khánh (1370) vua Trần Nghệ Tông trả ơn cho Chi hậu
nội nhân phó chưởngNguyễn Nhiên ,phong làm Hành Khiển Tả Tham Tri chính
sự.(Đại Việt sử ký toàn thư,Bản kỷ,1972, t.2, tr.174).
Quả ấn đồng Ấn sảnh Môn hạ đúc vào năm 1377 trên đây được dùng để đóng vào
những văn bản hành chính quan trọng của triều đình, bắt đầu từ đời Trần Phế Đế
về sau. Khi thực hiện phần trưng bày lịch sử Triều Trần trong Hệ thống trưng
bày chính của Bảo tàng Lịch sử quốc gia,chúng tôi đã đặt quả ấn này cùng sưu
tập những đồng tiền mang niên hiệu các vua Trần, để chứng minh cho Bảng sơ đồ
Tổ chức chính quyền triều Trần. Đây là một bằng chứng về tổ chức hành chính
Trung ương triều Trần. Như thế , quả ấn rõ ràng đã làm sinh động thêm nhiều
cho phần trưng bày.
Xung quanh quả ấn đồng này còn có nhiều vấn đề liên quan khá thú vị. Chẳng
hạn, tại sao quả ấn lại “lưu lạc’ nơi xã Hương Giang , huyện Hương Khê, tỉnh
Hà Tĩnh? Phải chăng việc này có liên quan đến sự kiện các cuộc Nam chinh giao
tranh với Chiêm Thành ,diễn ra nhiều năm trong khoảng 1377-1397, mà bi kịch
cuộc chiến đã xảy ra, và có thể Đoàn xa giá tùy tùng của vua cũng chung số
phận để lại ấn báu của vương triều ? Dù sao đây cũng là giả thiết cần có thêm
chứng cứ.
Sau khi phát hiện quả ấn vào năm 1962, vì tính chất quan trọng của nó nên khi
chuyển giao cho Bảo tàng lịch sử Việt Nam lúc đó, ấn được đúc một phiên bản để
lưu giữ tại Bảo tàng Hà Tĩnh. Nhân chuyến công tác của Hội đồng giám định tại
miền Trung , tháng 5 năm 2013, TS. Phạm Quốc Quân và Tôi đã xem lại phiên bản
ấn tại kho Bảo tàng Hà Tĩnh. TS. Quân đã viết bài “ Ghi chú cho một bảo vật
quốc gia” đăng trên trang Website của Bảo tàng , nói rõ về trường hợp này.
Ngoài quả Ấn sảnh Môn hạ trên đây , thông tin về việc phát hiện những quả ấn
thời Trần khác còn rất ít. Năm 1999, trong Hội nghị thông báo Những phát hiện
mới về khảo cổ học, GS. Hà Văn Tấn có giới thiệu “ Về một quả ấn thời Trần tìm
thấy ở Quảng Tây (Trung Quốc)” (Hà Văn Tấn,2000,tr.655). Đây là quả ấn đông có
quai cao 2,6cm, mặt hình vuông, cạnh 5,0cm x 5,0cm, dày 1,0cm. Mặt ấn đúc nổi
6 chữ theo thể Triện thư, chia 2 dòng , mỗi dòng 3 chữ: Bình Tường thổ châu
chi ấn.( Ấn của thổ châu Bình Tường). Theo Nguyễn Công Việt, “Châu Bình Tường
chính là Bằng Tường hiện nay”(Nguyễn Công Việt, 2005, tr.76). Mặt lưng, bên
phải quai ấn khắc 4 chữ Hán theo thể Chân thư : Đại Trị ngũ niên (năm thứ 5
niên hiệu Đại Trị, 1362). Bên trái quai ấn khắc 5 chữ : Nhâm Dần tứ nguyệt chú
(đúc vào tháng 4 năm Nhâm Dần). Với chữnguyệt, khắc thiếu nét ngang đúng theo
quy định chữ kiêng húy thời Trần là cơ sở xác nhận niên đại quả ấn. Đây là quả
ấn được tìm thấy ở núi Lộng Lạc, thuộc công xã Nghĩa Vu, huyện Điền Đông, tỉnh
Quảng Tây ,Trung Quốc vào năm 1983. Quả ấn được GS.Tanaguchi Fusao (Nhật Bản)
nghiên cứu và giới thiệu trên tạp san Nghiên cứu niên báo của Sở Nghiên cứu
văn hóa Á Phi, trường Đại học Tokyo,số 31,tháng 3, năm 1997, tr. 176-188.
Năm 2012, trên Tạp chí Hán Nôm,PGS.TS. Nguyễn Công Việt có giới thiệu quả ấn
đồng Tam Giang khẩu tuần kiểm ty ấn.(Ấn Ty tuần kiểm khẩu Tam Giang). Ấn này
có quai kiểu chuôi vồ dẹt, dưới to trên thu nhỏ. Ấn cao 7,3cm. Mặt ấn vuông ,
cạnh 5,7cm x 5,7cm. Trên mặt ấn đúc nổi 7 chữ Hán theo thể Triện thư, xếp 3
hàng dọc đều nhau từ trên xuống. Mặt lưng ấn , phía bên phải quai có khắc 7
chữ kiểu Chân thư ;Tam Giang khẩu tuần kiểm ty ấn.( Ấn Ty tuần kiểm khẩu Tam
Giang). Cũng theo kết quả khảo cứu của tác giả, niên đại quả ấn được xác định
vào khoảng niên hiệu Đại Khánh (1314-1323). Và nếu đây là đúng thì quả ấn được
coi là ấn hành chính cổ nhất nước ta. (Nguyễn Công Việt,2012, tr.12-18).
Cho tới nay, những phát hịên về ấn đồng cổ của các triều đại phong kiến Việt
Nam trên đất nước ta là rất hiếm, chính vì thế quả ấn đồngẤnsảnh Môn hạ có nội
dung rõ ràng nhất, niên đại cụ thể nhất, liên quan đến lịch sử hành chính
trung ương triều Trần, mang đầy đủ các tiêu chí ,xứng đáng được vinh danh vào
Danh mục Bảo vật Quốc gia.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp