Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm
toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về văn hóa ẩm thực của Nhật Bản. AGS muốn chia sẻ bài viết về chủ đề này là để tìm hiểu rõ hơn về những
đặc sắc của văn hóa ẩm thực của Nhật Bản nhé. Vậy thì, mọi người hãy cùng
tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết này nhé! Dưới đây, chúng tôi sẽ
giới thiệu về món ăn Chimaki nhé!
1. Chimaki là gì? Giới thiệu về Ngày hội Chimaki
Bánh Chimaki là một món ăn truyền thống nổi bật ở khu vực Nishitani, thành phố Takazuka, nổi bật với cách làm đặc biệt là cuốn bánh trong hai loại lá: lá cây sồi (naragashiwa) và lá cây cỏ lau (yoshi).
Món ăn này đã được công nhận là
Di sản Văn hóa Phi vật thể của thành phố Takazuka
vào năm 2020. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2023, nó
được Cơ quan Văn hóa Nhật Bản chính thức công nhận là một phần của "Di sản Ẩm
thực 100 năm", và từ đó nhận được sự chú ý rộng rãi.
Chúng tôi đã đến thăm ông Hattori Tamotsu, hiệu trưởng của Trường Tự Nhiên Minami Tajima, tỉnh Hyogo, người đang nghiên cứu về bánh Chimaki ở Nishitani.
Điểm
đặc trưng của món ăn này chính là việc sử dụng hai loại lá để cuốn bánh.
Vào dịp Tết Đoan Ngọ, bánh Chimaki được dùng để cúng thần linh, sau đó
mới được mọi người ăn. Món bánh này không chỉ có ý nghĩa là lễ vật dâng cúng mà
còn có tính chất bảo quản thực phẩm. Khi bánh mochi được cuốn trong lá và luộc
trong nước sôi, việc này giúp diệt khuẩn và kéo dài thời gian bảo quản bánh.
Khu
vực Nishitani nằm ở phía Bắc của thành phố Takarazuka, chiếm hai phần ba diện
tích của toàn thành phố. Trước đây, khu vực này là một làng tự trị có tên là
làng Nishitani. Nhờ vậy, nơi đây vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống,
trong đó có món bánh Chimaki.
2. Hoạt động bảo tồn văn hóa bánh Chimaki
Tại khu vực Ōharano, một nhóm tình nguyện viên đã thành lập một Hội bảo tồn để gìn giữ và truyền lại văn hóa làm bánh
Chimaki
cho các thế hệ sau.
Ngày hôm đó là trước Ngày hội Chimaki -
ngày hội được tổ chức để kỷ niệm việc công nhận món bánh này là một phần của Di
sản Ẩm thực 100 năm. Chủ tịch hội bảo tồn, ông Okada Mikio, và phó chủ tịch, ông
Naka Kiyoto, đã ra ngoài để thu thập lá cây sồi và cỏ lau, những nguyên liệu cần
thiết cho việc làm bánh Chimaki.
Chủ tịch Okada Mikio chia sẻ: "Cây cỏ lau đã có từ hàng nghìn năm
trước. Có thể từ đó, người dân nơi đây đã phát hiện và sử dụng lá cây này để gói
Chimaki."
Phó chủ tịch Naka Kiyoto nói: "Cây sồi thì mỗi gia đình đều
trồng và chăm sóc. Còn cỏ lau thì có thể mọc tự nhiên."
Vào Ngày hội
Chimaki, tức ngày 10 tháng 6, rất đông phụ nữ địa phương đã tụ tập tại hội quán
cộng đồng để tham gia làm món bánh này.
Cách làm bánh Chimaki là dùng
hỗn hợp gạo thường (60%) và gạo nếp (40%), nặn thành viên dài
khoảng 15 cm, sau đó
cuốn trong lá cây sồi rồi cuộn chặt thêm bằng lá cây cỏ lau. Cuối cùng là dùng dây làm từ lá cây Gama để buộc bánh lại.
3. Tầm quan trọng và đánh giá của cộng đồng về bánh Chimaki
Chị Imanishi Fumiko cho biết: "Mùng 5 tháng 5 là Tết Đoan Ngọ, nhưng ở đây,
chúng tôi làm bánh Chimaki vào ngày 5 tháng 6 và dâng lên thần Phật."
Chị
Fukunishi Eiko chia sẻ: "Thời đại bây giờ thật tiện lợi, đến những năm 30-40 của
thời kỳ Showa (1955-1974), người ta không còn làm bánh chimaki cầu kỳ như trước
nữa."
Bánh Chimaki đã được công nhận lại là một phần của truyền thống
cộng đồng vào năm 2018.
Bánh Chimaki hoàn thành sau khi được luộc trong nước sôi khoảng 40 phút. Vào ngày chúng tôi đến thăm, bánh đã được luộc ngoài trời bằng củi một cách hoành tráng.
Tại Ngày hội Chimaki, các gia đình từ khu vực Hanshin đã tham gia trải nghiệm
làm bánh. Tuy công việc này khá mới mẻ và khó khăn đối với họ, nhưng họ rất
thích thú khi cảm nhận được hương vị từ lá cây khi tự tay làm bánh.
Một
người tham gia chia sẻ: "Không phải mua bánh đã có sẵn mà là tự tay làm bánh,
tôi có thể cảm nhận được hương vị của lá cây, thật sự rất đỉnh."
Chủ
tịch Okada Mikio khẳng định:
"Bánh Chimaki chỉ có vào thời điểm này trong năm, đây là một món ăn quý giá
mà không thể tìm thấy ở đâu khác ngoài Nishitani. Chính vì vậy, chúng tôi cần
bảo vệ và gìn giữ món ăn này."
Món bánh Chimaki, chỉ có thể làm vào một thời điểm trong năm, đã
trở thành một phần của Di sản Văn hóa Phi vật thể và là niềm tự hào của cộng
đồng, được công nhận là "Di sản Ẩm thực 100 năm."