Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ cùng
các bạn quay về quá khứ lịch sử Việt Nam để tìm hiểu một trong các bảo vật
lịch sử nổi tiếng và có sự ảnh hưởng lớn đến nét văn hóa của dân tộc Việt Nam,
đó chính là Bức giá tượng (phù điêu) chạm khắc hình tượng đức Lạc Long Quân và
nhân vật về thời kỳ Hùng Vương thông qua món bảo vật quốc gia này chúng ta sẽ
có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc, những dấu mốc thăng trầm của tổ
quốc từ đó khẳng định lãnh thổ chủ quyền đất nước đến bạn bè thế giới. Khơi
dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi con người Việt Nam, vậy hãy cùng
AGS đi tìm hiểu về bảo vật này và giai thoại liên quan để chúng ta có những
cái nhìn sâu sắc hơn bạn nhé.
Tại đình Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội) có một bức giá
tượng (phù điêu) độc đáo chạm khắc hình tượng đức Quốc tổ Lạc Long Quân và các
nhân vật thời kỳ Hùng Vương, được tạo tác vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX. Đây là tác phẩm độc bản phản ánh trình độ thẩm mỹ và nghệ thuật điêu
khắc tinh xảo của người Việt ở những thế kỷ trước.
Di tích đình Nội (còn gọi là đền Lạc Long Quân), thôn Bình Đà, xã Bình Minh
(huyện Thanh Oai - Hà Nội), vừa tổ chức lễ đón quyết định công nhận Bảo vật
quốc gia cho Bức giá tượng (phù điêu) chạm khắc hình tượng đức Lạc Long Quân
và nhân vật về thời kỳ Hùng Vương, niên đại cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20.
Bức giá tượng chạm khắc hình tượng Lạc Long Quân tại đình Nội là bức duy nhất
ở Hà Nội và các tỉnh phụ cận khu vực miền bắc có nội dung phản ánh về đức Quốc
tổ Lạc Long Quân và các nhân vật thời đại Hùng Vương. Bức giá tượng được chạm
khắc tinh xảo trên nền gỗ được sơn son thếp vàng, miêu tả cảnh Lạc Long Quân
cùng văn võ bá quan xem hội đua thuyền. Chân dung Lạc Long Quân ngự trên ngai
vàng, đầu đội vương miện khuôn mặt hiền từ phúc hậu, mình khoác áo long bào,
vóc dáng bệ vệ, oai phong.
Bố cục sắp xếp nhân vật theo từng tầng, diện mạo, y phục, động tác nhân vật
sinh động, hấp dẫn, họa tiết hoa văn chạm khắc tinh xảo thể hiện được hình
tượng đức Quốc tổ Lạc Long Quân – Âu Cơ cùng với 100 người con, trong đó có 50
người con theo mẹ xuống biển lập ra trăm họ là Thủy tổ của Bách Việt. Mặc dù
trải qua thời gian, bức phù điêu vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp cổ xưa. Với những
giá trị đặc biệt này, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định công nhận Bức giá
tượng (phù điêu) chạm khắc hình tượng đức Lạc Long Quân và nhân vật về thời kỳ
Hùng Vương là Bảo vật Quốc gia. Tại buổi lễ, đại diện Cục Di sản Văn hóa - Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao quyết định cho đại diện chính quyền nhân
dân xã Bình Minh và huyện Thanh Oai.
Bức giá tượng được làm bằng gỗ sơn son thếp vàng, có chiều cao 2,8m, chiều
rộng 2,2m, dày 10cm, được kết cấu thành nhiều tầng với các tuyến nhân vật. Từ
dưới lên, tầng thứ nhất là hình ảnh người đang chèo thuyền, tượng trưng cho 50
người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển. Tầng thứ hai khắc họa hình ảnh
người đang cưỡi ngựa, tượng trưng cho 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, lập
ra trăm họ là thủy tổ của người Việt. Ba tầng trên là hình ảnh của nhà nước sơ
khai, với đầy đủ triều thần, văn quan, võ tướng, nội cung. Kết cấu này là hình
mẫu thu gọn của các triều đình phong kiến Việt Nam, bao hàm ý nghĩa về sự phát
triển từ Lạc Long Quân đến thời Hùng Vương thứ nhất và biểu trưng cho mô hình
chế độ phong kiến ở Việt Nam suốt nhiều thế kỷ. Ngoài hình tượng nhân vật được
chạm khắc sinh động, các họa tiết hoa văn khác cũng được thể hiện một cách
công phu, tinh xảo, thể hiện nét đặc trưng của các tín ngưỡng khác nhau nhưng
vẫn thấm đẫm triết lý. Đó là hình tượng đôi long mã, hình rồng trên tay ngai,
long bào, nghi trượng, các họa tiết hoa văn trên trang phục của đức Quốc tổ
Lạc Long Quân hay hàng phụ nữ ở trên cùng của bức phù điêu thể hiện sự hỗn
dung, pha trộn của tín ngưỡng tôn giáo bản địa và triết lý Nho giáo...
Bức giá tượng cũng thể hiện rõ nét màu sắc văn hóa dân gian với bố cục trên
mặt phẳng, không tuân thủ luật viễn cận theo phong cách hội họa phương Tây.
Tuy nhiên, diện mạo, tư thế, động tác và trang phục của các nhân vật đều toát
lên sự tinh tế, hài hòa thông qua nghệ thuật chạm khắc tài tình, tạo nên bức
giá tượng có giá trị độc bản ở Hà Nội. Năm 2015, bức giá tượng chạm khắc hình
tượng đức Quốc tổ Lạc Long Quân đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp