Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm
toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về văn hóa ẩm thực của Nhật Bản. AGS muốn chia sẻ bài viết về chủ đề này là để tìm hiểu rõ hơn về những
đặc sắc của văn hóa ẩm thực của Nhật Bản nhé. Vậy thì, mọi người hãy cùng
tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết này nhé! Dưới đây, chúng tôi sẽ
giới thiệu về món ăn cháo Thất Thảo Nanakusa nhé!
1. Cháo Thất Thảo là một “món ăn tiết kỵ” đặc biệt được dùng trong mỗi dịp tiết kỵ
1 năm có một vài ngày tiết kỵ.
Tiết kỵ là những ngày lễ diễn ra vào thời điểm giao mùa, bắt nguồn từ
thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Sau đây là một số ngày lễ chính thức của Thuyết Âm Dương Ngũ Hành xuất hiện
từ thời kỳ Edo và được lưu truyền cho đến tận bây giờ.
Ngày 7 tháng 1: Tiết Thân Nhân (Tiết Thất Thảo)
Ngày 3 tháng 3: Tiết Thượng Tỵ (Tiết Hoa Đào)
Ngày 5 tháng 5: Tiết Đoan Ngọ (Tiết Hoa Xương Bồ)
Ngày 7 tháng 7: Tiết Thất Tịch (Lễ Hội Ngắm Sao)
Ngày 9 tháng 9: Tiết Trùng Dương (Tiết Hoa Cúc)
Vào ngày tiết kỵ, các buổi lễ chính thức được gọi là Tiết Hội (Sechie) cũng
được tổ chức trong triều đình, nơi các quan thần tụ hợp lại với nhau.
Từ thời xa xưa, có những “món ăn tiết kỵ” được dùng trong những dịp
tiết kỵ. Ví dụ như Tiết Thượng Tỵ có bánh hình thoi (Hishimochi), Tiết Đoan
Ngọ có bánh nếp lá sồi (Kashiwamochi), Tiết Thất Tịch có mì mỏng (Soumen),
Tiết Trùng Dương có hoa cúc (Kiku no Hana).
Vào Tiết Thân Nhân ngày 7 tháng 1, ta sẽ ăn cháo Thất Thảo (Nanakusa).
Cháo Thất Thảo là một món cháo đơn giản có vị mặn bao gồm bảy loại thảo
dược mùa xuân được ăn trong Tiết Thân Nhân.
Tùy theo đặc trưng của từng vùng mà người ta sẽ bỏ thêm bánh mochi nướng
vào. Vì là loại thảo mộc mọc vào mùa đông, nên món ăn này cũng
được coi là một loại thần chú đem lại sức sống cho con người. Ngoài
ra, vì mùa đông thiếu rau cải ngọt (aonarui) nên món ăn còn có ý nghĩa
giúp bổ sung vitamin và để cho dạ dày nghỉ ngơi sau một kỳ Tết ăn uống quá
nhiều.
2. Nguồn gốc cháo Thất Thảo - bí kíp của loài ngỗng trắng 8000 tuổi được ghi chép trong “Sách thảo dược”
Trong số các truyện cổ tích, có một câu chuyện mang tên “Sách thảo dược” kể
về món cháo Thất Thảo và nguồn gốc của món ăn đó.
Trong “Sách thảo dược” có kể một câu chuyện, Quốc Sở thời Đường có một thanh
niên tên “Daishou” rất hiếu thảo với cha mẹ, cậu trải qua 21 ngày khổ luyện
với mong muốn làm cha mẹ trẻ lại. Đế Thích Thiên ngẫm thấy đây là một hành
động rất đáng khen, nên đã ban tặng cho cậu bí quyết của loài ngỗng trắng
8000 tuổi trú ngụ tại ngọn núi Sumeru.
Bí quyết nói rằng, vào mỗi năm trước ngày 6 tháng 1 hãy đi thu thập
bảy loại thảo dược, vào giờ Dậu thì cắt lấy cây Ceri, vào giờ
Tuất thì cắt lấy cây Nazuna, vào giờ Hợi thì cắt lấy
cây Gogyou, vào giờ Tý thì cắt lấy cây Tabirako, vào giờ Sửu
thì cắt lấy cây Hotokenoza, vào giờ Dần thì cắt lấy
cây Suzuna, vào giờ Mão thì cắt lấy cây Suzushiro, và khi đến
giờ Thìn, sẽ múc nước sạch từ hướng Đông và nấu lên để ăn.
Chỉ cần ăn một miếng là sẽ trẻ lại 10 tuổi, nếu tiếp tục ăn thì có thể
sống đến 8000 năm.
Khi cắt bảy loại thảo dược, người ta sẽ hát bài hát gọi là
“七草囃子 (Nanakusa bayashi)”
hay “七草たたき (Nanakusa tataki)”, với nội dung bài hát thay đổi tùy
theo từng vùng miền. Trong lời bài hát có nhắc đến “唐土の鳥 (Todo no tori)
- loài chim đến từ đất Trung Hoa” được cho là ám chỉ
con chim "鬼車 (Oniguruma - Quỷ Xa) trong truyền thuyết Trung Quốc.
Quỷ Xa được cho là quái vật ăn thịt người có 9 cái đầu, đem lại điều bất
hạnh cho nhân gian. Họ tin rằng con chim này sẽ vượt biển vào thời điểm Nhân
Thân (ngày 7 tháng 1), nên
họ đập vào sàn nhà hoặc đập vào tường để xua đuổi con chim đi. Nhật
Bản - một quốc đảo biệt lập được bao quanh bởi biển cả, cho rằng dịch bệnh
đến từ những con chim di cư từ Trung Quốc, giống như cách mà dịch bệnh
COVID-19 ngày nay được cho là đến từ nước ngoài. Lý giải này phản ánh quan
niệm xưa về việc xua đuổi những tai họa gây ra bởi dịch bệnh.
3. Cháo Thất Thảo biến thể theo từng địa phương - “Súp Thảo Dược Keno” của Tsugaru và “Sushi Thất Thảo” của Satsuma
Theo cuốn sách 守貞漫稿 (Morisada Manga) của Kida Kawakami, được viết vào
cuối thời kỳ Edo, so sánh sự khác biệt văn hóa giữa Edo, Osaka và Kyoto, thì
cả ba thành phố này đều ăn cháo thảo mộc vào ngày 7 tháng 1, nhưng chỉ thêm
1 đến 2 loại rau vào món ăn.
Vào ngày 6, những nông dân nghèo sẽ mang rau bán, và vào sáng ngày 7, họ sẽ
đặt rau lên thớt, thêm các dụng cụ như củi, dao, que đốt lửa, chày, muỗng
múc, thìa đồng và đũa rau, tạo thành "bảy dụng cụ" (七具). Sau đó, họ sẽ hát
bài hát "七草なずな (Nanakusanazuna) trong khi lần lượt sử dụng các dụng cụ
này để đập.
Cháo thảo mộc có sự đa dạng vùng miền trong các nguyên liệu của nó.
Cháo thảo mộc của Tsugaru, chẳng hạn, được gọi là
"Keno jiru (Súp Thảo Mộc Keno)" và có các nguyên liệu như củ cải, cà
rốt, củ cải ngựa, các loại rau dại như cây cúc, dương xỉ, cây vân sam, cùng
với các nguyên liệu như đậu phụ chiên, đậu hũ đông lạnh, được cắt nhỏ và nấu
cùng với gia vị miso.
Ở vùng phía Bắc Tokyo, nơi có tuyết dày, không thể hái được bảy loại thảo
dược, vì vậy truyền thống vùng này là cho lá và lõi của củ cải vào cháo.
Cháo Thất Thảo của vùng Kagoshima được gọi là
“Sushi Thất Thảo (Nanakusa-zushi)", là một món ăn có nhiều thành
phần, bao gồm khoai sọ, củ cải, konnyaku và bánh mochi cùng với bảy loại
thảo dược.
Ngoài ra, có những vùng thêm vào món cháo thảo dược này đậu đỏ (anko), các
loại củ, rau dại, và dầu chiên (aburaage), hoặc thậm chí là các món còn lại
từ bữa ăn Tết.
Hiện nay, rất nhiều cửa hàng bán sẵn bộ bảy loại thảo dược để làm cháo thảo
dược. Vào ngày 7 tháng 1 năm 2022, mặc dù không thể sống đến 8000 năm như
trong câu chuyện đã kể, nhưng bạn có thể thử ăn cháo Thất Thảo để
cầu chúc sức khỏe và sống lâu, đồng thời đón Tết theo phong tục này.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé!
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!Nguồn: Tổng hợp