Lễ hội Đập trống của người Ma Coong

2025/01/03

ViệtNam-Disản

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn một di sản văn hóa phi vật thể đó chính là lễ hội Đập trống của người Ma Coong, một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.

Lễ hội đập trống Quảng Bình là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng độc đáo của tộc người Ma Coong. Hằng năm, lễ hội thu hút rất đông người dân các vùng lân cận. Mọi người đi du lịch Quảng Bình vào đúng dịp này cũng đến để trải nghiệm nét đặc sắc trong văn hóa nơi đây. Được mệnh danh là một trong 9 lễ hội đặc sắc nhất, bên cạnh lễ hội hang động Quảng Bình hay lễ hội rằm tháng 3 Minh Hóa, lễ hội đập trống Quảng Bình từ lâu đã là hoạt động thu hút đông đảo khách du lịch đến trải nghiệm và khám phá. Đồng thời bạn cũng có thể hiểu thêm về lối sống sinh hoạt cũng như bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc ít người Ma Coong.

1 Sự ra đời của lễ hội đập trống Quảng Bình

1.1 Lịch sử hình thành lễ hội đập trống Quảng Bình - Từ câu chuyện về một truyền thuyết xa xưa

Theo truyền thuyết kể lại, ngày xưa tại vùng đất của tộc người Ma Coong sinh sống đột nhiên xuất hiện một con khỉ ác lông vàng. Hằng đêm, con khỉ này thường vào nương rẫy ăn ngô, lúa, khoai… phá hoại biết bao nhiêu lương thực, thực phẩm mà bà con dân bản cực khổ làm ra. Cuộc sống của người dân Ma Coong do đó mà liên tục mất mùa, đói khổ, đau ốm triền miên. Người dân đã tìm đủ mọi cách để xua đuổi con khỉ ác đi nhưng nó vẫn tiếp tục quấy phá. Một buổi tối nọ, già làng bỗng mơ thấy Giàng (thần trời) hiện về báo mộng. Thần mách bảo rằng muốn đuổi được khỉ thì phải làm một cái trống thật to, thật vọng mang ra đánh vào đêm trăng rằm là đêm con khỉ tìm tới phá mùa màng. Để bảo vệ bản làng, ngay hôm sau người dân Ma Coong cùng hợp sức khẩn trương hoàn thành chiếc trống vừa to vừa đẹp, âm thanh vang vọng khắp núi rừng Trường Sơn. Chờ đến đêm khỉ ác xuất hiện, bà con lập tức thay nhau đánh từng hồi trống, con khỉ bị tiếng trống làm cho khiếp sợ và bỏ đi mãi mãi. Từ đó, bản làng yên bình trở lại, người làm nông được mùa bội thu, người già trẻ nhỏ cũng không còn đau ốm nữa.
Chính vì vậy, để tưởng nhớ công lao của vị già làng tổ tiên dân tộc Ma Coong, hằng năm người dân nơi đây đều tổ chức nghi lễ cúng tế linh đình, dâng lên thần linh các của ngon vật lạ, gia súc và nông sản tự tay làm ra. Hoạt động này lâu ngày dần dần trở thành lễ hội lớn. Lễ hội đập trống Quảng Bình ra đời từ khi đó.

1.2 Ý nghĩa của lễ hội đập trống Quảng Bình

Ngoài việc ghi nhớ công ơn của tổ tiên, lễ hội đập trống Quảng Bình còn nhằm mục đích để cầu cho bốn mùa làm ăn được thuận lợi. Hằng năm cứ đúng vào ngày trăng tròn tháng Giêng, lễ hội đập trống Quảng Bình lại được tổ chức tưng bừng để cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cây cối nương rẫy được tươi tốt, người dân khỏe mạnh ấm no, gia súc không bị dịch bệnh…
2Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội đập trống Quảng Bình Lễ hội đập trống Quảng Bình của tộc người Ma Coong được tổ chức tại bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Lễ hội diễn ra mỗi năm một lần, đúng vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch. Hằng năm cứ đến dịp này, người dân các khu vực xung quanh và du khách từ khắp mọi miền đất nước đều đổ về đây để được trải nghiệm lễ hội truyền thống đặc sắc nhất của vùng đất du lịch Quảng Bình.

3 Những điều thú vị bên trong lễ hội đập trống Quảng Bình

3.1 Khung cảnh người dân tất bật chuẩn bị cho lễ hội

Gần cả năm trước ngày tổ chức, người dân Ma Coong đã bắt đầu các hoạt động chuẩn bị cho lễ hội đập trống Quảng Bình. Để có thể đánh bắt được những con cá to và tươi ngon làm mâm cỗ trong nghi lễ khai hội, vào khoảng tháng 5 họ đã ngăn con suối Aky từ bản Rào Bụt đến bản Nồm. Đây được xem là khúc suối cấm và được quản lý rất nghiêm ngặt. Những anh thanh niên trai tráng trong làng dày dặn kinh nghiệm sẽ được phân công nhiệm vụ hoàn thiện chiếc trống hộp. Tang trống được làm từ gỗ mít, mặt trống bịt da trâu hoặc da sơn dương. Trước ngày diễn ra lễ hội, từng nhà sẽ đóng góp cho làng các vật dụng, nông sản, gia súc… tùy theo điều kiện. Tuy nhiên không thể thiếu gạo nếp để nấu rượu hiêng - một thứ rượu đặc sản nấu bằng nếp nương quyện cùng men lá, màu trắng sữa, chỉ được dùng khi cúng lễ hoặc mời khách quý thưởng thức. Đến ngày 16 tháng Giêng, bạn sẽ được chứng kiến không khí bận rộn, tất bật qua lại của bản Cà Roòng vì buổi tối là trung tâm lễ hội. Đàn ông thanh niên thì lo chuẩn bị hội, các vật dụng và dụng cụ cần thiết. Còn đàn bà con gái thì chuẩn bị thức ăn tiếp đón người dân bản khác và các khách du lịch đến tham quan.

3.2 Các hoạt động hấp dẫn xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội

Đặc sắc không thua kém gì lễ hội rằm tháng 3 Minh Hóa, Lễ hội đập trống Quảng Bình được tổ chức theo những quy định vô cùng nghiêm ngặt và chặt chẽ của dân tộc Ma Coong. Theo nghi thức, lễ hội được tiến hành theo hai phần là phần lễ và phần hội.

3.2.1 Phần lễ

Nghi lễ cúng tế thần linh được cử hành ở nhà chính của dãy nhà tranh trên khoảng sân rộng nhất của bản làng. Khi mọi công việc chuẩn bị đã hoàn tất, mọi người sẽ cùng chờ trăng lên. Trăng vừa nhú lên trên rặng núi, các mâm cỗ liền được mang ra xếp ngay ngắn tại chỗ cúng Giàng. Khi trăng lên ngửa đầu cũng chính là lúc khai lễ. Vị già làng sẽ đọc lời khấn cầu thần linh phù hộ cho bản làng Cà Roòng được yên bình, trẻ nhỏ không còn ốm đau bệnh tật, công việc làm ăn được thuận lợi, vụ mùa bội thu… Khi hành lễ xong, thóc sẽ được ném ra bốn phía xung quanh với niềm mong ước lúa thóc sẽ về đầy bồ, đầy nương.

3.2.2 Phần hội

Sau khi kết thúc nghi lễ, già làng sẽ đánh một tiếng trống lớn mở màn phần hội. Lúc này, mọi người cùng quây quần với nhau bên những ché rượu hiên. Các anh thanh niên lực lưỡng thì thi nhau tranh dùi đánh trống. Tiếng trống là hiện thân của tiếng nói thần kỳ, linh thiêng như tiếng của người Ma Coong bất khuất vang dội khắp đại ngàn Trường Sơn. Trước khi trời sáng, trống phải được đánh sao cho thủng mới thôi. Điều này tượng trưng cho tấm lòng chân thành của người dân Ma Coong mong ước một năm mùa màng bội thu. Nếu không tham gia đánh trống, bạn cũng có thể chơi đùa cùng người dân bản địa, hát hò và nhảy múa quanh đống lửa cháy sáng rực. Đây là dịp đặc biệt để bạn được hòa mình vào không khí tưng bừng, náo nhiệt của lễ hội độc đáo bậc nhất tỉnh Quảng Bình.


Lễ hội đập trống cũng là lễ hội lâu đời và lớn nhất của đồng bào người Ma Coong, tại tỉnh Quảng Bình. Lễ hội đập trống cũng được xếp vào một trong những lễ hội lớn nhất, còn giữ nguyên được giá trị văn hóa lâu đời. Tháng 8.2019, Lễ hội đập trống của người Ma Coong đã được xếp vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ