NHỮNG HÀNH VI KHÔNG ĐƯỢC LÀM KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

2023/09/26

LuậtLaođộng

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Bộ luật Lao động 2019

1. Công ty không được làm gì khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động?

Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động được quy định tại Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

“Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.”

Như vậy, hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động là hành vi mà công ty không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, việc bạn giữ giấy tờ tùy thân của người lao động mới tuyển vào vì lý do không tin tưởng những người này vẫn được xem là hành vi trái luật.

2. Công ty vi phạm quy định về hành vi không được làm khi giao kết, thực hiện HĐLĐ bị phạt ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 và khoản 2, 3 Điều 9, điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, công ty khi vi phạm quy định về hành vi không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động thì bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Đối với hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động:

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc công ty trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động.

- Đối với hành vi buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động:

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

+ Buộc công ty trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

- Đối với hành vi buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

#agshcm #luatlaodong


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ