Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) 2024

2024/04/25

Luậtđầutư

1. Mã ngành VSIC là gì?

VSIC (Vietnam Standard Industrial Classification System) là hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được sử dụng thống nhất khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

2. Phân loại mã ngành VSIC

Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) được pháp luật quy định khá chặt chẽ và rõ ràng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong nước.

Trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5 bao gồm:
  • Mã ngành nghề cấp 1
Bao gồm 21 ngành và mỗi ngành được mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.
  • Mã ngành nghề cấp 2
Bao gồm 88 ngành và mỗi ngành được mã hóa bằng 02 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1.
  • Mã ngành nghề cấp 3
Bao gồm 242 ngành và mỗi ngành được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2.
  • Mã ngành nghề cấp 4
Bao gồm 486 ngành và mỗi ngành được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 3.
  • Mã ngành nghề cấp 5
Bao gồm 734 ngành và mỗi ngành được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4.

Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) quy định những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế và loại trừ những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.

3. Tại sao cần chuyển đổi mã ngành VSIC sang mã ngành CPC?

  • Khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư về Việt Nam cần am hiểu các vấn đề về môi trường đầu tư, ưu đãi đầu tư, nhân công, chính sách của Nhà nước,.. là một điều cần thiết
  • Các nhà đầu tư sẽ đối chiếu ngành nghề mà mình muốn đầu tư kinh doanh với Biểu cam kết gia nhập WTO cũng như các quy định pháp lý của hệ thống pháp luật Việt Nam để xem xét tính khả thi của ngành nghề muốn đầu tư.
  • Nếu ngành nghề đó đã được cam kết thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể được thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên nếu các ngành nghề chưa cam kết thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ xem xét, tùy thuộc vào từng loại dự án, quy mô, vốn, địa bàn… mà quyết định có cấp phép với các ngành nghề chưa được cam kết.
  • Trong trường hợp phía Việt Nam đồng ý cấp phép thì cũng sẽ được toàn quyền đưa ra các điều kiện cho việc cấp phép hoạt động đầu tư nêu trên, và vẫn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản Hiệp định chung về thương mại dịch vụ.
  • Để biết doanh nghiệp sẽ được hiện diện dưới hình thức nào trong một ngành hoặc phân ngành, ta phải căn cứ vào cam kết cụ thể của ngành hoặc phân ngành đó. Nếu trong ngành hoặc phân ngành mà ta quan tâm xuất hiện bảo lưu về hình thức hiện diện thương mại thì phải thực hiện theo bảo lưu.
  • Quý khách hàng có thể tra cứu mã ngành CPC tại Quyết định 27/2018/QĐ-CP hoặc có thể xem thêm tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC).

4. Căn cứ pháp lý Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14 ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2020

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) được quy định ở đâu?

Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) được ban hành tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

5.2 Một số lưu ý khi soạn thảo ngành nghề kinh doanh bạn cần biết?

  • Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực nào thì ngoài việc thể hiện lĩnh vực đó trên tên công ty bạn cần đẩy các ngành nghề liên quan lên đầu danh sách để đối tác dễ nhận biết.
  • Doanh nghiệp nên xác định rõ các loại giấy phép con cần xin như về website, an ninh trật tự,... để đăng ký đủ các ngành nghề cần có khi xin giấy phép con.
  • Doanh nghiệp không nên đăng ký quá nhiều ngành nghề nhìn sẽ rối mắt bởi theo thủ tục đăng ký kinh doanh online bạn có thể ngồi nhà mà vẫn thực hiện được thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Nguồn: https://accgroup.vn/ma-nganh-vsic

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ