NÂNG CAO NĂNG LỰC GHI NHỚ - "SƠ ĐỒ TƯ DUY KIỂU PHẦN LAN"

2013/10/16

Kỹnăng_Cánhân


Tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc học bài, nhưng thành thật mà nói, tôi ghét việc học. Vậy có phương pháp học tập nào cho những người giống như tôi có thể áp dụng được không?

🡪 Nếu bạn cũng thế thì bạn nghĩ sao về cái gọi là ajatus-kartta (tiếng Phần Lan, có nghĩa là: bản đồ khái niệm/sơ đồ khái niệm), một dạng của sơ đồ tư duy đến từ Phần Lan - đất nước có nền giáo dục tiên tiến? Quả thực, khi sử dụng sơ đồ, dù là không có cảm giác như đang phải học bài, nhưng chắc chắn lại có thể học một cách dễ dàng và hiệu quả. Hãy để tôi giải thích chi tiết hơn, bao gồm cả những kinh nghiệm thực tế của mình, người cũng không giỏi trong việc học cho lắm.

Ajatus Kartta là gì?

Tham khảo giải thích của Viện phát triển nguồn nhân lực Phần Lan NPO (NPO corporation Finnish Human Resources Development Institute), Ajatus Kartta (một dạng của sơ đồ tư duy) là một công cụ cơ bản được sử dụng trong môi trường giáo dục của Phần Lan (phục vụ cho việc lên ý tưởng, phân tích, giải quyết vấn đề, v.v.).

Phương pháp này rất giống với bản đồ tư duy, như được trình bày dưới đây:
  • Viết ra đề tài ở vị trí trung tâm
  • Liệt kê ý tưởng
  • Bung tỏa theo nhánh
  • Các nhánh liên kết với nhau
Sơ đồ Ajatus Kartta khác với bản đồ tư duy ở chỗ, không viết ra một cách tự do bất cứ ý tưởng nào chợt nảy đến, mà được viết dưới dạng 5W1H [When (khi nào) - Where (ở đâu) - Who (ai) - What (cái gì) - Why (tại sao) - How (như thế nào)].

Ví dụ: chủ đề chính là "Học tập dành cho người đi làm" thì sơ đồ sẽ như thế này:


[Sơ đồ 1] Ajatus Karrta được tác giả vẽ dựa trên tham khảo tại trang web “Viện Phát triển Nguồn Nhân lực Phần Lan”. Chủ đề chính được mở rộng ra bằng 5W1H.

Thay vì viết ra tất cả một cách tự do thì bạn sẽ viết theo các từ định hướng như là "Tại sao", "Như thế nào", nên kể cả những người chưa quen với cách thức này cũng có thể dễ dàng viết được.

Ký ức được liên kết

Ngoài ra, cách viết ra những liên tưởng này sẽ giúp tăng cường trí nhớ. Bởi vì ký ức của chúng ta được liên kết với nhau.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học California Davis, Đại học Boston và Đại học Cambridge cho thấy rằng, khi mọi người cố gắng ghi nhớ điều gì đó, thì không chỉ thông tin cụ thể cần nhớ mà cả thông tin liên kết cũng sẽ được tăng cường trong não.

Nếu là như vậy, khi học tập bằng Ajatus Kartta, vốn khởi nguồn dựa trên các mối liên kết, thì những hiệu quả được miêu tả bên trên mà nó đem lại có thể còn có tác động lan rộng hơn nữa. Điều này nghe có vẻ khá là triển vọng đấy chứ. Chúng ta hãy cùng thử xem!

Tôi đã thử học tập bằng “Ajatus Kartta”

Lần này, cuốn sổ tôi sử dụng để học tập bằng phương pháp Ajatus Kartta là "Brain Sukkiri Notebook" (khổ A4, kẻ ô 5mm), phần tâm sổ hoàn toàn bằng phẳng khi mở ra rất dễ sử dụng và nó còn giúp kích hoạt não bộ. Người ta cho rằng giấy có màu xanh, đem lại cảm giác gồ ghề thô ráp sẽ giúp kích thích não.

Ngoài ra, trong một bài luận văn có đề tài "Đề xuất phương pháp trích xuất MVP (Minimum Viable Product: Sản phẩm khả dụng tối thiểu) dựa trên góc độ người dùng bằng cách mở rộng Ajatus Karrta", tôi đã phát hiện một kiểu Ajatus Karrta dễ dàng cho người mới tiếp cận với công cụ này hơn [sơ đồ 1]. Dạng này không thể hiện dưới hình thức kết nối các nhánh cây mà chỉ cần sử dụng các vòng tròn và đường thẳng như trong [Sơ đồ 2]. Hãy cùng thử thực hành vẽ sơ đồ ở đây.


[Sơ đồ 2] Tác giả vẽ dựa trên tham khảo Ajatus Karrta trong " Đề xuất phương pháp trích xuất MVP dựa trên góc độ người dùng bằng cách mở rộng Ajatus Karrta ".

Cũng trong cùng tài liệu đó, Ajatus Karrta có các từ định hướng như "Sau đó chuyện gì đã xảy ra?", nó khác với 5W1H, thấy vậy tôi đã quyết định không cứ nhất nhất phải là 5W1H, mà kết hợp với những từ tôi dễ viết ra, (ví dụ: "Nhưng?", "Rồi sao nữa?").

Và đây là sổ tay học tập đã được áp dụng sơ đồ kiểu mới:

Thứ tự 4 bước:
  • Chọn chủ đề từ đầu đề các sách chuyên ngành đang học
  • Đọc các đoạn tương ứng và diễn giải theo cách riêng
  • Dùng văn phong của chính mình để trả lời các câu hỏi (Cái này là gì? Như thế nào? Sẽ ra sao? Tại sao? Nhưng mà?)
  • Nối kết thông tin, bung nhánh triệt để

Điều làm tôi ấn tượng nhất khi thử sử dụng phương pháp này là việc các thông tin sự có liên kết với nhau một cách tự nhiên đến mức kinh ngạc.

Khi tham khảo sách Nhập môn kinh tế được biên soạn bởi nhà phê bình kinh tế Ông Kimiyoshi Tsukasaki (Giáo sư Khoa Thương mại trường Đại học Kurume tính đến năm 2015), dù chỉ mới học sơ qua 6 trang trong 30 phút về Thương mại Quốc tế, nhưng những từ khóa như "Lợi thế kinh tế nhờ quy mô", "Tính kinh tế theo quy mô", "Các ngành không có lợi thế so sánh", "Đa số im lặng (Silent majority)" cũng đã nổi lên hàng loạt trong đầu.

Nếu bạn ôn lại bằng "Ajatus Karrta", các thông tin sẽ có kết nối xếp chồng lên nhau và mỗi khi nhớ lại một điều, tất cả ký ức kiên kết cũng có thể được củng cố thêm.

Tôi cũng không dám nói là mình đã học hành rất là vui vô cùng, nhưng hẳn là tôi đã có thể ghi nhớ khá hiệu quả mà không cảm thấy quá gánh nặng hay yếu kém, điều thường xảy ra trong quá trình học tập. Lần tới, tôi muốn sắp xếp các từ như "Tóm lại là?", "Được gì / mất gì?" và "Còn ý gì khác?" một cách độc lập để thử thúc đẩy các liên tưởng.

***

Khi thử học tập bằng "Ajatus Karrta", tôi thấy mình có thể liên kết lần lượt các thông tin và ghi nhớ tốt hơn. Nhất định mọi người cũng hãy thử xem nhé.
Nguồn:
「連想」を書き連ねて記憶力アップ。勉強に最適な「フィンランド式マインドマップ」を試してみた - STUDY HACKER(スタディーハッカー)|社会人の勉強法&英語学習

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ