Lateral Thinking - Tư duy đa chiều

2013/10/23

Kỹnăng_Cánhân

Một phương pháp tư duy giúp sản sinh ra "các ý tưởng hay nhất" từ những người "có sự sáng tạo độc đáo" [Chia sẻ từ Cố vấn chiến lược Ông Taihei Yamamoto]

Bạn có từng nghe nói về "Lateral Thinking (Tư duy đa chiều)" chưa? "Lateral" có nghĩa là "bên hông", "bên cạnh theo chiều ngang", Lateral Thinking có tác dụng đào sâu suy nghĩ, mở rộng tầm nhìn, từ đó nảy sinh ra các ý tưởng mới mẻ, Ông Ohira Yamamoto, người từng làm việc tại Tập đoàn ô tô Toyota, TBS và Accenture hiện đang hoạt động với tư cách là nhà cố vấn chiến lược và nhà khoa học dữ liệu, cho biết. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bản chất của Lateral Thinking.

1- Làm thế nào để dễ dàng chiến thắng?

"Lateral" trong tiếng Anh có nghĩa là "bên hông", "bên cạnh", do đó Lateral Thinking là cách tư duy mà ta sẽ không đi vào từ cửa chính, mà phải tìm một cánh cửa bí mật hoặc một cánh cửa chưa từng có ai biết đến.

Trong kinh doanh, thị trường đã bị lấp đầy bởi các đối thủ cạnh tranh được gọi là "Đại dương đỏ" và thị trường trống không có đối thủ cạnh tranh được gọi là "Đại dương xanh". Tuy nhiên, không thể dừng lại ở việc đơn thuần hiểu rõ thị trường, mà cần phải tìm ra mật đạo ("Cánh cửa thứ ba") và dám thực hiện những ý tưởng nhỏ không thông thường để trả lời cho câu hỏi "Bây giờ mình sẽ làm gì?" hay còn gọi là chiến lược cạnh tranh How to do (làm thế nào). 🡪 Bao hàm tất cả những điều này cùng với suy nghĩ "Làm thế nào để chiến thắng một cách dễ dàng?" chẳng phải chính là bản chất của Lateral Thinking (tư duy đa chiều) trong kinh doanh đó sao.

Ví dụ, trong cuốn sách đầu tiên của tôi "Họp ở Toyota 30 phút" (Nhà xuất bản Subarusha), tôi đã sử dụng đa dạng các kỹ thuật trong khoa học dữ liệu, vốn là lĩnh vực chuyên môn của tôi. Nói cách khác, cuốn sách này được viết sau khi tôi rút ra được một phương châm "Nếu như làm điều này thì kẻ yếu cũng sẽ giành chiến thắng".

Đây là cuốn sách đầu tay của tôi nên tôi không thể thất bại được. Dù là sách nói về kinh doanh nhưng tôi cũng đã tiến hành phân tích thống kê để tìm ra khu vực nào là đại dương xanh và thậm chí nghĩ về việc "Viết thế nào để có thể đánh bại đối thủ cạnh tranh?".

Vì đây là cuốn sách đầu tay của một người vô danh, nên nếu không đưa ra một “chiến lược”, sẽ không có ai trên thế giới quan tâm đến nó. Nói thế nào đi nữa thì dù tôi cứ viết theo cách bình thường thì nó cũng đã khác với việc Ông Takafumi Horie hay Ông Nishino của King Kong viết sách. Ngay từ đầu tiền đề của các tác giả đã khác nhau, nên nếu bắt tay vào viết một cách bình thường thì sẽ không bao giờ sánh được với những ngòi bút đã vô cùng mạnh mẽ kia.

Chính vì thế, tôi chỉ vờ lắng nghe rồi ậm ừ những định hướng của người biên tập, và đặc biệt tập trung viết về những kết quả đã được đưa ra từ khoa học dữ liệu. Một ví dụ nhỏ về ứng dụng lateral (góc nhìn theo phương ngang), tôi lật ngược lại vấn đề, nhiều cuốn sách dạy về kinh doanh theo kiểu "đi từ cao xuống thấp". Qua phân tích thống kê sơ bộ, chúng tôi nhận thấy đây là một trong những điểm yếu của dòng sách dạy kinh doanh.


Thêm một ví dụ về góc nhìn ở một phương khác so với số đông, chúng tôi nhắm tới "một cuốn sách có thể đọc hết một lần trong vòng hai giờ". Đây cũng là từ kết quả phân tích cho thấy dòng sách kinh doanh có "tỷ lệ đọc hoàn thành thấp". Nên chúng tôi đã quyết định chú trọng hơn cho sự dễ đọc và tính nhịp điệu trong câu từ.

Tôi tìm ra vô số những điểm yếu khác và kết hợp chúng với các yếu tố "lateral (ở bên kia góc nhìn)" vào cuốn sách. Nói cách khác, tôi đã muốn tạo ra vô số “kết giới” vô hình bao phủ cuốn sách đó. Tôi nhớ mình đã dành thời gian cho suy nghĩ về cách truyền tải và diễn đạt nhiều hơn là thời gian để viết bản thảo.

Một tác giả chấp bút một cuốn sách về cách thức thâm nhập thị trường dựa trên đúc rút từ khoa học dữ liệu có lẽ chăng cũng là một điều hiếm. Và, số lượng phát hành thực tế đã vượt qua 100.000 bản. Bằng cách tiếp cận theo hướng chưa có ai từng làm trước đây, tôi đã kết hợp nhiều vô kể các phương cách mang tính đa chiều (lateral) vào trong phong cách hành động của mình.

Cuốn sách "Thủ thuật làm việc xảo trá" (Nhà xuất bản Diamond) do cựu nhà sản xuất nổi tiếng của đài Tokyo TV Sakuma viết đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất vào năm ngoái, tôi nghe nói cuốn sách đã bán được khoảng 100.000 bản. Xét việc cuốn sách của mình đã bán được hơn 100.000 bản và tôi chỉ là một người vô danh, tôi nghĩ đó chẳng phải là nhờ chiến lược lateral (tư duy đa chiều) đã giúp tôi đấy sao. Tất nhiên, tôi cũng biết ơn sâu sắc nhà xuất bản vì những nỗ lực quảng bá và bán hàng của mọi người.

2- Tuy nhiên chỉ dựa vào những ý tưởng bất chợt thì là NG

Tất nhiên, nếu chỉ dựa vào những ý tưởng bất chợt ngẫu nhiên thì sẽ khó đạt được kết quả trên con đường tìm kiếm những cánh cửa bí mật. Điều tương tự cũng xảy ra với ngành khoa học dữ liệu của tôi, vốn đòi hỏi mọi thứ phải có tính lý giải được.

Hãy thử đặt ra một vấn đề ở đây. Mời Quý bạn đọc nhìn vào sơ đồ bên dưới. Có một cây gậy cắm trên mặt đất và một quả bóng ở trên đầu cây gậy. Giờ bạn hãy thử nghĩ về một cái cầu trượt như thế nào để đưa bóng từ điểm A đến điểm B một cách nhanh nhất.


Để giải quyết vấn đề này, nhiều người có thể hình dung ra một cầu trượt giống như cầu trượt trong hình dưới đây. Hẳn nhiên chúng ta đều biết đường thẳng là khoảng cách ngắn nhất từ ​​điểm A đến điểm B. Thêm nữa, có nhiều cầu trượt đều là dạng đường thẳng nên cũng có nhiều người có thể mang hình dung này khi nghĩ về cầu trượt.


Tuy nhiên, thực tế một cầu trượt giống như hình dưới đây mới là cầu trượt cho phép bóng đi từ điểm A đến điểm B nhanh hơn.


Đáp án không phải là đường thẳng mà là đường cong như hình trên. Trái đất có trọng lực. Do đó, quả bóng tăng tốc do trọng lực ngay sau khi bắt đầu lăn xuống, và mặc dù khoảng cách giữa 2 điểm trên cầu trượt cong phía trên dài hơn so với cầu trượt thẳng nhưng quả bóng đi từ điểm A đến điểm B lại nhanh hơn. Điều này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên nhưng đó là sự thật. Điều này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên nhưng đó là sự thật. Nếu như bạn chưa bị thuyết phục, tôi nghĩ bạn nên tìm xem "thí nghiệm về đường cong cycloid" trên YouTube hoặc các nền tảng khác và xem các video liên quan. Sau cùng thì trăm nghe không bằng một thấy mà.

Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ khó có ai không có kiến ​​thức về vật lý có thể nghĩ đến ý tưởng này. Tôi nghĩ đề bài ví dụ này ẩn chứa yếu tố không thể giải đáp nếu không nắm được nguyên lý của sự vật (các định luật vật lý). Đó là lý do tại sao chúng ta cần có kiến thức rộng mở và sự lý trí, chứ không đưa ra đánh giá chỉ dựa trên những ý tưởng bất chợt hay các khái niệm mang tính khuôn mẫu, cứng nhắc.

Tư duy logic và tư duy đa chiều thường được coi là hai lối suy nghĩ trái ngược nhau, nhưng suy cho cùng tôi không nghĩ chúng nên đối lập nhau. Logic là nền tảng của tư duy đa chiều. Nói cách khác, thứ mà tư duy đa chiều đòi hỏi không phải là một ý tưởng mang tính cảm giác mà là một ý tưởng hợp lý, mang tính có thể lý giải được.

3- Năng lực tư duy đa chiều là “năng lực nghi ngờ, thắc mắc”

Nếu như thế thì sẽ thế nào? Bạn có cảm thấy nếu sử dụng tư duy đa chiều, bạn sẽ có thể nảy ra những ý tưởng mà từ trước tới nay bạn chưa từng nghĩ đến không?

Để có được tư duy đa chiều, việc chỉ thêm vào nền tảng của tư duy về mặt kiến thức và lý luận thôi là chưa đủ. Chính là bởi chỉ những điều đó thôi thì không vượt qua được giới hạn của tư duy logic thông thường. Vậy phải làm thế nào để “nảy sinh được ý tưởng”? Câu trả lời là "nghi ngờ, thắc mắc".

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ quen thuộc. Hãy tưởng tượng về một tình huống mà những người làm kinh doanh thường gặp phải, đó là khi tôi được giao quá nhiều việc và cảm thấy như mình sắp bị "xì lốp" đến nơi rồi. Nhưng ngay cả khi như vậy thì tôi vẫn liên tục đặt ra nhiều câu hỏi:

"Xét cho cùng tôi có thực sự phải làm tất cả những công việc này không?", "Công việc này nếu không phải là tôi làm thì không thể được?", "Còn ai khác giỏi hơn tôi?", "Có thể làm việc này và việc này cùng với nhau không?", "Tại sao chúng ta lại làm theo cách này?", "Không lãng phí sao?", "Tôi có thể thay đổi theo cách nào để làm ai đó hạnh phúc?'', "Nếu làm theo cách này sẽ có kết quả ngay lập tức đúng không?"

Nghịch lý thay, nói như thế có nghĩa là "đừng chỉ đơn giản làm những gì bạn được bảo" hay nói cách khác là "hãy xoắn não lên" (Ông cười).

Đặc biệt khi nói đến công việc hàng ngày, bạn sẽ rất dễ quên đặt câu hỏi hay nghi ngờ gì vì đó là thói quen, "là cách mọi việc được định sẵn phải làm như thế". Tuy nhiên, nếu bạn có thể nâng cao tính hiệu suất và đặt câu hỏi về mọi thứ từ nhiều góc độ khác nhau để tìm ra "cách làm mọi việc khác với những cách mà bạn quen làm cho đến nay", bạn có thể giải phóng công sức của mình để làm những việc khác.

Ngoài ra, việc rèn luyện "cách nghi ngờ, thắc mắc" cho phép bạn thu hoạch được những cách làm mới, có thể áp dụng cho nhiều công việc khác nữa. Vì vậy chúng ta hãy cứ nghi ngờ và thắc mắc về ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất. Giả như có lẽ bạn sẽ thấy không thích vì cách làm này “khó áp dụng”. Nhưng, khi làm cố vấn quản lý, sự thật là cảm nhận về giới hạn của sự "thông minh" trong tôi ngày càng tăng lên, thậm chí tôi còn cảm thấy "năng lực nghi ngờ, thắc mắc" là một trong những yếu tố thiết yếu để đất nước này không bị bỏ lại phía sau trên đấu trường quốc tế.

Để cho chắc chắn, tôi muốn xác nhận lại là khi tôi nói "nghi ngờ (hay thắc mắc)", thì tôi không có ý hoài nghi đối với một cá nhân nào đó. Tôi muốn nghi ngờ, thắc mắc một cách tích cực về tính khả năng "có cách nào khác tốt hơn hay không" mà thôi.

Tôi nhận thấy từ kinh nghiệm từ trước đến nay, rằng chỉ những người luôn có khả năng nghi ngờ và thắc mắc "Biết đâu được?" mới có thể sản sinh ra hàng loạt những ý tưởng đa chiều.

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ