Kế toán kho là gì? Mô tả công việc kế toán kho mới nhất

2024/03/22

TintứcKếtoán

Ngày càng nhiều doanh nghiệp muốn tuyển kế toán kho để tăng hiệu quả kinh doanh. Vậy, kế toán kho là gì? Nhiệm vụ kế toán kho có khó không? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ bảng mô tả công việc kế toán kho chính xác nhất để giúp bạn có thể hiểu hơn về ngành nghề này.

1. Kế toán kho là gì?

Kế toán kho còn được gọi là kế toán hàng tồn kho. Đây là vị trí thuộc lĩnh vực kế toán – kiểm toán rất cần thiết trong doanh nghiệp. Thông thường, nhân viên kế toán kho chịu trách nhiệm về tài chính ở kho chứa hàng hóa. Kết quả công việc sau đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lãi/lỗ nói chung của công ty.

Giữa nhiều loại hình kế toán khác, ví dụ như: kế toán tổng hợp, kế toán công nợ,…thì kế toán kho được xem là vị trị yêu cầu chuyên môn ít nhất. Tại nơi làm việc, kế toán kho sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo của phòng Kế toán – Tài vụ. Bên cạnh đó, họ sẽ phối hợp với nhiều nhân viên bộ phận khác nhau để hoàn thành công việc tốt nhất. Một số bộ phận thường xuyên đến kế toán kho là: logistics, kinh doanh, vận tải.

2. Mô tả công việc kế toán kho

Công việc kế toán kho không đòi hỏi quá nhiều chuyên môn nhưng lại đề cao tính cẩn trọng, chính xác và tỉ mỉ. Muốn làm việc kế toán kho hiệu quả thì nên hiểu rõ từng này nhiệm vụ:
  • Chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng hàng hóa trong kho.
  • Kiểm tra lịch trình nhập – xuất hàng hóa theo đúng quy định.
  • Theo dõi việc nhập – xuất hàng hóa theo đúng lịch trình đặt ra.
  • Thường xuyên báo cáo với cấp trên về tiến độ công việc.
  • Sắp xếp, bố trí hàng hóa trong kho sao cho gọn gàng, đúng quy cách. Đảm bảo nguyên tắc phân chia theo từng chủng loại.
  • Soạn sơ đồ kho để dễ theo dõi.
  • Tuân thủ nguyên tắc phòng cháy chữa cháy để đề phòng sự cố.
  • Thường xuyên kiểm đếm lại hàng hóa sau một thời gian nhất định.
  • Nhanh chóng phát hiện sai sót để báo cáo quản lý.
  • Tham gia quá trình truy vết nguyên nhân và đề xuất cách giải quyết vấn đề.
  • Thực hiện bảo quản và vệ sinh kho chứa hàng hóa.
Muốn phân loại cụ thể hơn thì nên chia ra các nhiệm vụ theo ngày và theo tháng.

a. Công việc của kế toán kho hàng ngày

Mỗi ngày, kế toán kho phải thực hiện các nhiệm vụ:
  • Kiểm tra các loại giấy tờ liên quan. Ví dụ: hóa đơn, chứng từ xuất – nhập hàng hóa…
  • Kiểm tra số lượng hàng hóa trong kho
  • Kiểm tra hàng hóa đã được phân loại chính xác và theo thứ tự hay chưa
  • Thực hiện hạch toán về vật tư xuất – nhập kho
  • Liệt kê và tổng hợp công nợ, doanh thu mỗi ngày
  • Đối chiếu giấy tờ cẩn thận để hạn chế sai sót
  • Lập hóa đơn và chứng từ chi chi tiết
  • Kê khai các loại thuế đầu vào, đầu ra của hàng hóa

b. Công việc của kế toán kho hàng tháng

Mô tả công việc kế toán kho mỗi tháng như sau:
  • Tổng hợp lại tiến độ công việc trong tháng
  • Viết báo cáo tháng để tổng kết tình hình xuất – nhập hàng
  • Kiểm kê số lượng hàng hóa còn lại sau 1 tháng
  • Kiểm kê chất lượng hàng hóa xem có hư hỏng không
  • Thực hiện báo cáo với cấp trên về tình hình trong tháng

3. Mức lương của nghề kế toán kho

Thu nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ người lao động nào. Trong đó, ứng viên nghề kế toán kho cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, vị trí kế toán kho đem lại thu nhập chênh lệch tùy theo quy mô công việc và thị trường hoạt động. Nếu doanh nghiệp kinh doanh ở cả trong và ngoài nước thì kế toán kho được trả lương tốt. Ngược lại, doanh nghiệp nội địa chỉ trả mức lương cơ bản và ít có lương thưởng. Hiện nay, sinh viên mới ra trường có thể thu nhập từ 5-8 triệu đồng/tháng đối với nghề kế toán kho. Mức lương sau đó tăng dần tùy vào kinh nghiệm hoặc năng lực xuất sắc.

4. Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán kho

a. Sắp xếp hàng hóa 

  • Sắp xếp hàng hóa trong kho một cách thường xuyên, không để tình trạng tồn kho xảy ra
  • Sắp xếp hàng hóa theo thứ tự từ to đến nhỏ. Đặc biệt chú ý hàng hóa dễ vỡ
  • Sắp xếp hàng hóa xong thì phải kiểm kê luôn để tránh thiếu sót

b. Theo dõi hàng xuất – nhập tồn

  • Chú ý nhập thông tin hàng hóa theo đúng ngày, tháng, năm
  • Đối chiếu thông tin trên phần mềm đã đúng chưa, đặc biệt là yếu tố thời gian
  • Đối chiếu mức tồn kho tối thiểu để theo dõi lượng xuất – nhập hàng hóa chính xác nhất

c. Khi nhập hàng 

  • Tổng hợp chứng từ xuất – nhập hàng theo thứ tự
  • Theo dõi giờ nhập hàng, ghi chú lại các trường hợp nhập hàng trễ hơn dự định
  • Lưu thông tin hàng hóa và chuyển cho bộ phận kinh doanh

d. Làm thủ tục mua – đặt hàng kho 

  • Phải thực hiện quy trình này trực tiếp, không thông qua bên thứ 3 nào cả
  • Kiểm tra phiếu ghi chú trên hàng hóa để đối chiếu với yêu cầu nhập hàng
  • Chú ý ký kết đầy đủ các hóa đơn và chứng từ liên quan

e. Theo dõi hàng tồn

  • Kiểm tra chất lượng hàng hóa trong kho.
  • Phát hiện hàng hóa hư hỏng để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Trong trường hợp khẩn cấp phải nhanh chóng gửi yêu cầu thay đổi mức tồn kho tối thiểu.
  • Theo dõi hàng tồn kho thông qua danh sách thống kê chi tiết
Nguồn: https://blog.topcv.vn/mo-ta-cong-viec-ke-toan-kho/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ