[Chia sẻ kinh nghiệm] kiểm toán nợ phải thu khách hàng

2024/04/11

TintứcKiểmtoán

Trong số các khoản mục trên báo cáo tài chính, khoản mục nợ phải thu khách hàng là khoản mục nhận được nhiều sự quan tâm nhất của người sự dụng báo cáo tài chính. Bởi lẽ đây là khoản mục phản ánh hiệu quả hoạt động cũng như tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Cũng chính vì vậy, các kiểm toán viên thường rất thận trọng khi kiểm toán khoản mục này với mục tiêu cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính một cái nhìn chính xác đối với hoạt động của một doanh nghiệp.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về kiểm toán nợ phải thu khách hàng.


Kiểm toán nợ phải thu khách hàng

1. Nội dung và đặc điểm khoản mục nợ phải thu khách hàng

1.1. Nội dung

Trong đó:
  • Tài khoản 131 là khoản phải thu khách hàng, liên quan trực tiếp đến hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ - là hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp;
  • Tài khoản 138 có thể liên quan đến các khoản phải thu về cho vay, chi hộ, ủy thác xuất-nhập khẩu, đặt cọc, ký cược, tài sản thiếu chờ xử lý…;
  • Tài khoản 136 phản ánh các khoản nợ phải thu giữa các đơn vị nội bộ/công ty trong cùng Tổng công ty/Tập đoàn. Thông thường số dư tài khoản 136 sẽ được cấn trừ với số dư tài khoản 336 (phải trả nội bộ), chỉ có các đơn vị phụ thuộc không có hạch toán kế toán độc lập thì vẫn còn số dư trên tài khoản này.

Doanh thu và nợ phải thu khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì đều được phát sinh từ chu trình bán hàng. Trên bảng Cân đối kế toán, khoản mục nợ phải thu khách hàng được trình bày tại phần Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, gồm khoản mục nợ phải thu khách hàng được ghi theo số phải thu gộp và khoản mục dự phòng phải thu khó đòi được ghi âm. Do đó phần nợ phải thu khách hàng trừ đi phần dự phòng chính là nợ phải thu thuần.

Kiểm toán nợ phải thu khách hàng

1.2. Đặc điểm

Nợ phải thu khách hàng là một khoản mục quan trọng trên bảng cân đối kế toán, vì có mối liên hệ mật thiết đến kết quả kinh doanh của đơn vị và việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào sự ước tính của Ban giám đốc nên rất khó kiểm tra.

Người sử dụng BCTC thường có dựa vào mối liên hệ giữa tài sản và công nợ để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó luôn có khả năng đơn vị ghi tăng các khoản nợ phải thu khách hàng so với thực tế nhằm làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

2. Mục tiêu kiểm toán nợ phải thu khách hàng

  •  Sự tồn tại: Các khoản phải thu được ghi nhận vào ngày lập báo cáo
  •  Sự đầy đủ: Các khoản phải thu đều được ghi nhận một cách đầy đủ
  • Quyền sở hữu: Các khoản nợ phải thu khách hàng vào cuối kỳ kế toán là thuộc quyền sở hữu của đơn vị
  • Sự đánh giá: Các khoản dự phòng được tính toán và ghi nhận hợp lý
  • Sự ghi chép chính xác: Các khoản nợ phải thu được ghi chép chính xác
  • Sự trình bày và khai báo: Các khoản phải thu được trình bày đúng đắn và công bố đầy đủ

3. Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trên Báo cáo tài chính

3.1. Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát của khách hàng thể hiện sự tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Trên cơ sở hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, các kiểm toán viên sẽ phác thảo sơ bộ về khối lượng và độ phức tạp của công việc, thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với từng khách hàng. Để tìm hiểu về hệ thống nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên thường dùng bảng câu hỏi nhằm xem xét các thủ tục kiểm toán có được thiết kế hay không và có được thực hiện hay không. Bảng câu hỏi được thiết kế dưới dạng trả lời “có” hay “không”. Các câu trả lời “có” cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, câu trả lời “không” sẽ cho thấy yếu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Từ những hiểu biết sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, kiểm toán viên đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát, nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của kiểm soát nội bộ nhằm thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cần phải tiến hành. Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu.

Việc đánh giá này mang tính chủ quan và đòi hỏi sự xét đoán cùng kinh nghiệm của kiểm toán viên.

Kiểm toán nợ phải thu khách hàng

Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Các thử nghiệm kiểm soát được kiểm toán viên thực hiện nhằm mục đích thu thập bằng chứng liên quan đến ba khía cạnh: sự tồn tại, sự hữu hiệu, sự liên tục của hệ thống kiểm soát.

3.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản

  • Tính số vòng quay nợ phải thu
  • So sánh tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng số nợ
  • So sánh tuổi nợ của khách hàng
  • Tính tỷ lệ dự phòng phải thu khó đòi
  • Lập bảng phân tích các khoản phải thu theo khách hàng
  • Gửi thư xác nhận công nợ đến khách hàng
  • Kiểm tra việc lập dự phòng khó đòi
  • Đánh giá về sự trình bày và khai báo các khoản nợ phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính

4. Tài liệu cần thu thập và các thủ tục kiểm toán cần thực hiện

4.1. Tài liệu cần thu thập

Để đảm bảo tiến độ, các bạn nên gửi yêu cầu tài liệu cần cung cấp cho khách hàng và thu thập các dữ liệu cần thiết ngay từ giai đoạn đầu của kỳ kiểm toán. Các tài liệu cần thu thập đối với phần hành phải thu bao gồm:


Trong nhiều trường hợp, các sổ chi tiết và báo cáo tuổi nợ có thể không được khách hàng theo dõi, khi đó các bạn có thể sẽ phải tự tạo sổ chi tiết dựa trên nhật ký chung và các bảng kê chứng từ của khách hàng.

4.2. Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện

Sau khi đã thu thập được các tài liệu cần thiết, các bạn tiến hành các thủ tục kiểm toán đối với phần hành phải thu khách hàng. Nhằm giúp các bạn có thêm được các kỹ năng cần thiết, bài viết này không tiến hành giải thích sâu về từng thủ tục cụ thể, mà sẽ đưa ra các lưu ý quan trọng trong quá trình làm việc thực tế đối với từng thủ tục. Cụ thể các bạn cùng theo dõi qua bảng dưới đây:


Trên đây là các thủ tục phổ biến cần thực hiện đối với phần hành phải thu khách hàng và một số lưu ý được chúng tôi chọn lọc trong quá trình làm việc thực tế để chia sẻ tới các bạn. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích, bạn đọc đừng quên bấm like và theo dõi Fanpage: AGS Accounting & Auditing Co.,Ltd của chúng tôi để cập nhật kịp thời các chính sách mới nhất về thuế, kế toán, cũng như kiểm toán nhé!

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ