1. Chứng chỉ đại lý thuế dùng để làm gì?
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế là tên gọi đầy đủ của các cách
gọi tắt như “Chứng chỉ đại lý thuế”, “chứng chỉ hành nghề dịch vụ
thuế”...
Sở dĩ nó có các tên gọi như vậy. Bởi vì các Đại lý thuế để đủ điện kiện cấp
phép hoạt động thì cần có ít nhất hai nhân viên có “Chứng chỉ hành nghề dịch
vụ làm thủ tục về thuế”.
Các hoạt động của đại lý thuế là dịch vụ kế toán làm các thủ tục về thuế. Bao
gồm: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị
miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế. Ngoài ra thực hiện thủ tục hành chính thuế
khác thay người nộp thuế.
2. Làm sao để có được Chứng chỉ đại lý thuế?
Để có được Chứng chỉ đại lý thuế các bạn cần phải trải qua kỳ thi do Tổng Cục
thuế tổ chức. Kỳ thi lấy chứng chỉ đại lý thuế được tổ chức 1 năm 2 lần. Tùy
từng năm mà tháng thi có thể rơi vào tháng 3 và tháng 9 hoặc tháng 4 và tháng
10.
Để được tham dự kỳ thi chứng chỉ đại lý thuế. Bạn cần:
- Có đầy đủ điều kiện dự thi chứng chỉ đại lý thuế.
- Để dự thi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế thì các bạn phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên. Và phải thuộc các chuyên ngành kinh tế, kế toán, kiểm toán, luật, thuế, tài chính, ngân hàng.
- Hoặc thí sinh phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở của chuyên ngành khác và có tổng học trình (hoặc tiết học) các môn về kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động tài chính, tài chính, thuế từ 7% trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên.
- Có thời gian làm việc thuộc các ngành kinh tế, thuế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, luật từ đủ hai năm trở lên tính từ thời gian tốt nghiệp đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi.
- Có bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng thời hạn.
Thông thường hồ sơ sẽ phải nộp trước ngày thi khoảng 3 tháng. Và thời gian Hội
đồng thi nhận hồ sơ chỉ kéo dài trong vòng 1 tuần. Do đó, khi có thông báo của
Tổng Cục thuế (trên website gdt.gov.vn) các bạn cần nhanh chóng chuẩn bị và
nộp hồ sơ đúng hạn.
3. Khái quát về thi đại lý thuế
1. Đối tượng
Như vậy ta đã biết không phải bất cứ ai cũng có thể tham gia thi chứng chỉ đại
lý thuế. Mà đó là những người đã được đào tạo bài bản về chuyên ngành liên
quan đến lĩnh vực kế toán. Ngoài ra phải có kinh nghiệm nhiều năm đi làm thực
tế.
2. Cấu trúc đề thi chứng chỉ đại lý thuế môn pháp luật về Thuế
Kỳ thi chứng chỉ đại lý thuế bao gồm 2 môn:
- Môn Kế toán.
- Môn Pháp luật về thuế.
Thời gian làm bài thi Môn Pháp luật về thuế là
180 phút dưới hình thức thi viết.
Phần I: Cấu trúc đề thi chứng chỉ đại lý thuế môn thuế – Phần trắc nghiệm
- Tổng phần thi trắc nghiệm chứng chỉ đại lý thuế môn pháp luật Thuế chiếm khoảng 3 điểm.
- Bao gồm 40 – 60 câu hỏi trắc nghiệm về tất cả các loại sắc thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, Thuế TNCN, Thuế TTĐB; các quy định về Quản lý thuế, hóa đơn….)
⇒ Kinh nghiệm ôn thi chứng chỉ đại lý thuế trong phần thi trắc nghiệm này là:
- Thứ nhất: Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm được các văn bản pháp lý mới nhất của các sắc thuế trên.
(Thường xuyên ghé thăm các trang như: vanban.chinhphu.vn, vbpl.vn, moj.gov.vn,
nlv.gov.vn hay thuvienphapluat.vn để cập nhật những văn bản pháp lý mới nhất
về kế toán, Thuế)
- Thứ hai: Đọc, hiểu, nắm được bản chất, tinh thần của sắc thuế, của từng Thông tư. Chú ý các quy định đã được sửa đổi bổ sung, thay thế bởi các văn bản khác nhé! (Trong trường hợp này bạn có thể tìm các văn bản hợp nhất để đọc)
- Thứ ba: Sau khi nắm được tổng thể các bạn đi vào học chi tiết từng quy định một. Và làm bài tập trắc nghiệm cho từng phần.
Vừa rồi là phần trắc nghiệm trong Cấu trúc đề thi chứng chỉ đại lý thuế môn
pháp luật Thuế. Sau đây là phần tự luận
Phần II: Cấu trúc đề thi chứng chỉ đại lý thuế môn thuế – PHẦN TỰ LUẬN
Phần tự luận trong bài thi sẽ chiếm tỷ lệ điểm lên đến khoảng 70% số điểm toàn
bài. Bao gồm khoảng 4 bài tập, tập trung chủ yếu vào: thuế GTGT, thuế TNDN,
thuế TNCN, Thuế TTĐB.
Phần thuế TNCN và phần thuế TTĐB là 02 bài tập ngắn hơn so với thuế GTGT và
thuế TNDN và cũng chiếm số điểm ít hơn. Tuy nhiên, bài tập về thuế TNCN và
thuế TTĐB trong Cấu trúc đề thi chứng chỉ đại lý thuế môn thuế sẽ dễ ăn điểm
hơn so với hai bài còn lại.
Phần thuế TNCN: Các bạn cần ôn luyện kỹ những nội dung dưới đây.
- Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
- Các khoản được miễn thuế thu nhập cá nhân.
- Quy định về giảm trừ gia cảnh.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với từng nguồn thu nhập khác nhau:
- Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thời vụ, thử việc.
- Cách tính thuế TNCN từ tiền lương-tiền công:
Trong phần này phải xác định được tình trạng cư trú của cá nhân (là cá nhân cư
trú hay không cư trú).
- Nếu là cá nhân cư trú: Tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
- Nếu là cá nhân không cư trú: Tính thuế theo biểu thuế lũy tiến toàn phần.
Cách tính thuế nhập cá nhân từ chuyển nhượng, quà tặng, trúng thưởng…. cũng
khác nhau. Do đó chúng ta cần tìm hiểu kỹ tại Thông tư 111/2013/TT-BTC và 1 số
văn bản bổ sung khác.
Ngoài ra chú ý thêm về các mức thu nhập, trợ cấp bị khống chế.
⇒ Yêu cầu đề bài thường đưa ra cho chúng ta ở phần bài tập này là tính số thuế
TNCN phải nộp.
Phần thuế Tiêu thụ đặc biệt: Các bạn cần ôn luyện kỹ những nội dung dưới
đây.
- Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất.
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
⇒ Đề bài sẽ yêu cầu chúng ta tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong kỳ.
Phần thuế Giá trị gia tăng trong Cấu trúc đề thi chứng chỉ đại lý thuế môn
thuế.
Các yêu cầu thường gặp trong bài tập thuế GTGT như sau:
- Yêu cầu lập tờ khai thuế giá trị gia tăng.
- Yêu cầu tính thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ..
- Yêu cầu lập tờ khai bổ sung, điều chỉnh thuế giá trị gia tăng.
Để làm tốt phần thi này, các bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Nắm được thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ. Điều này là bắt buộc vì đề bài sẽ không cho sẵn mức thuế suất. Thay vào đó thì thí sinh sẽ phải tự xác định.
- Các điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT: như các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán không dùng tiền mặt, có hóa đơn chứng từ hợp lệ…
- Chú ý về Nguyên tắc để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. (Lưu ý nguyên vật liệu, dụng cụ, tài sản dùng chung cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ đối với hoạt động chịu thuế GTGT)
- Điểm yếu của các thí sinh trong phần bài tập thuế GTGT là: kỹ năng lập hồ sơ khai thuế, chưa nắm được các trường hợp kê khai bổ sung, điều chỉnh. Do đó trong quá trình ôn thi cần phải tập luyện thật nhuần nhuyễn về cách lập tờ khai.
Phần thuế Thu nhập doanh nghiệp trong Cấu trúc đề thi chứng chỉ đại lý thuế
môn thuế.
Đề bài thường yêu cầu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
Trong phần này, bạn cần phải nắm chắc các kiến thức dưới đây:
- Nắm được các khoản chi phí được trừ, chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN.
- Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Cách chuyển lỗ trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp
- Mức thuế suất thuế TNDN theo quy định mới nhất.
- Các khoản thu nhập được xem là thu nhập khác bao gồm những gì.
Trên đây là cấu trúc đề thi chứng chỉ đại lý thuế môn thuế. Ta có thể thấy, đề thi sẽ bao gồm tất cả các kiến thức thức về pháp luật về thuế. Đòi hỏi thí sinh cần có lượng kiến thức sâu và rộng để làm tốt bài thi.
4. Kinh nghiệm ôn và thi đại lý thuế
Thống kê cho thấy tỷ lệ người tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề đại lý
thuế trượt bằng là khá cao – có khi lên đến 75%. Nguyên nhân của thực trạng
này là do người dự thi chưa có phương pháp ôn tập đúng cách cũng như đầu tư đủ
thời gian – công sức
1. Lập kế hoạch ôn tập từ sớm
Kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế hiện được tổ chức định kỳ 2 lần/
năm -vào thời điểm tháng 4 và tháng 10. Trước thời gian thi 3 tháng, tức là
vào tháng 1 và tháng 7, Tổng cục thuế sẽ đăng thông báo chi tiết về kế hoạch
tổ chức kỳ thi với thời gian – địa điểm rõ ràng. Sau khi hoàn tất bước nộp hồ
sơ, bạn cần bắt tay vào việc lập kế hoạch ôn tập từ sớm.
Ngoài thời gian làm việc, bạn cần dành ít nhất 1 tiếng mỗi ngày cho việc ôn
tập và tăng thời lượng nhiều hơn vào cuối tuần. Bên cạnh đó, cần phân chia
tiến độ rõ ràng, khoảng thời gian nào là học – nắm lý thuyết về từng loại
thuế, lúc nào là bắt đầu giải đề… Việc lên kế hoạch chi tiết và thực hiện
nghiêm túc sẽ khiến bạn không phải “vắt chân lên cổ” chạy khi thời điểm thi đã
cận kề mà vẫn chưa đâu vào đâu.
2. Chuẩn bị tài liệu ôn tập cần thiết
Để ôn thi một cách hiệu quả, bạn cần có tài liệu ôn tập. Bạn nên tìm mua 3
cuốn sách này để sử dụng cho quá trình ôn thi của mình, gồm: Giáo trình ôn thi
chứng chỉ hành nghề đại lý thuế, Bộ đề ôn thi Đại lý thuế, Lời tự thú của
những người đã từng Thất bại và Thành công trong kỳ thi Đại lý thuế. Những
cuốn sách này không chỉ cung cấp kiến thức mà còn mách bạn những kinh nghiệm
hữu ích để làm bài thi đạt điểm cao.
3. Tham gia các lớp ôn luyện
Nếu không thể tự quản lý thời gian, lập kế hoạch ôn thi thì việc đăng ký tham
gia lớp ôn luyện cũng là một lựa chọn tốt. Với khung thời gian cố định hàng
tuần – đến giờ bạn chỉ việc cắp tài liệu đến trung tâm để học – ôn tập – giải
đề cùng giảng viên và các thí sinh khác. Bạn có thể hỏi ngay các thắc mắc và
được giải đáp trực tiếp – cụ thể là những cái lợi khi bạn tham gia những lớp
ôn luyện như thế này. Bạn cần tìm hiểu, lựa chọn một trung tâm uy tín để có
thể ôn thi hiệu quả và giúp bạn dễ dàng đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề đại
lý thuế.
4. Luyện giải đề
Muốn vào phòng thi không bị bỡ ngỡ với dạng đề, cấu trúc câu hỏi – điều quan
trọng là bạn phải luyện giải đề trước. Sau khi đã nắm được tất cả kiến thức
liên quan đến môn thi – bạn cần luyện giải đề theo sách hoặc tìm kiếm thêm đề
trên mạng. Việc này sẽ giúp bạn làm quen dần với cách thức ra đề thi cũng như
hiểu được việc vận dụng lý thuyết vào tình huống thực tế nó sẽ như thế nào.
Càng giải nhiều đề thì bạn càng dễ đạt điểm cao khi bước vào kỳ thi chính
thức.
5. Chỉ đăng ký thi 1 môn/ 1 lần thi
Nếu bạn không có nhiều thời gian để ôn cả môn kế toán và pháp luật về thuế thì
tốt nhất chỉ nên đăng ký thi 1 môn/ 1 lần thi. Ví dụ kỳ thi tháng 4, bạn đăng
ký thi môn kế toán – thi đỗ, đến tháng 10 thì đăng ký thi môn pháp luật về
thuế. Cách này sẽ chắc ăn hơn so với việc kỳ thi nào cũng thi 2 môn mà ôn tập
không hiệu quả nên cả 2 môn đều không đủ điểm. Bạn cần lưu ý, hồ sơ đăng ký dự
thi chứng chỉ hành nghề đại lý thuế trong trường hợp này sẽ có sự khác biệt –
cho nên bạn cần tìm hiểu, nộp đúng yêu cầu hồ sơ của người chỉ đăng ký thi 1
môn.
Kiến thức chuyên ngành các môn thi kế toán – pháp luật về thuế thường mang
tính khô khan, cho nên nếu muốn dễ ghi nhớ, bạn nên hệ thống hóa kiến thức
theo dạng sơ đồ tư duy và lấy ví dụ minh họa cụ thể để nhớ lâu, không chỉ phục
vụ cho việc thi lấy bằng mà còn vận dụng chính xác vào cả công việc về sau.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Nguồn: https://www.chungchiketoan.com/kinh-nghiem-on-thi-chung-chi-dai-ly-thue/